VẤN: Con và gia đình theo đạo ÔNG BÀ , chỉ đi chùa vào dịp lễ tết thôi. Tuy nhiên, có một chuyện k con không biết là có nên tin không. Cuộc sống của con rất binh thưởng nhưng dương như con đường tình duyên của con luôn gặp trắc trở. Con có đi xem bói thì ai cũng bảo là con có một vong theo nên đường tình duyên của con mới trắc trở như vậy. Con muốn hỏi là theo Phật Giáo điều này là có đúng không và làm thế nào để con hóa giải vấn đề này. Con xin thành thật cảm ơn.

ĐÁP:

Đạo ông bà mới đầu chỉ là một hình thức tín ngưỡng bình thường trong dân gian, tuy nhiên cho đến hôm nay đã trở thành một tập quán tín ngưỡng văn hóa đậm đà bản sắc không thể thiếu trong lòng dân tộc Việt nói riêng, trên cả thế giới nói chung. Sư sẽ trích giảng về ý tưởng đạo thờ cúng ông bà, sau đó sẽ nói về việc đi coi bói nói có “vong nhập”, sau đó nói về việc lập gia đình.

a/. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Tuy ai cũng biết mỗi người, mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng, nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về “lễ nghi” thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề.

Việt ngữ dùng danh từ “tôn giáo” để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ “tôn” cũng còn một âm nữa là “Tông” nguyên ủy chỉ ông “thứ tổ” (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái. Như vậy, “tôn giáo” theo ngữ văn là thực hiện lòng hiếu kính đối với tổ tông, tổ tiên. Lòng hiếu kính này được biểu tỏ nôm na theo lối bình dân như:

“ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

uống nước nhớ tới nguồn”, hoặc:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”.

Hay Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:

“Tâm thành đã thấu đến trời,

Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”.

hay ở đoạn khác:

“Lấy tình thâm, trả tình thâm,

Bán mình đã động hiếu tâm đến trời”.

Tư tưởng đạo hiếu đã thấm nhuần vào lòng người Việt trở thành một phần quan trọng của Việt tính. Kính bái tổ tiên là chấp nhận giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Ðó là cách diễn tả sự hiệp thông giữa ông bà cha mẹ và con cháu, giữa người sống và cả chết, là dịp đoàn tụ của đại gia đình. Quan niệm vong hồn gia tiên luôn gần gũi với con cháu được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Ðại đa số quần chúng Việt Nam được coi là theo “đạo Ông Bà” thường có phong tục làm lễ cáo gia tiên, trong mọi tuần tiết, hoặc ngày kị giỗ, hoặc khi có việc hiếu hỉ, tang chay. Toan Ánh diễn giải thêm: Những biến cố quan trọng trong gia đình, lẽ tất nhiên gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên, như: sinh con cái, con cái đầu cữ, đầy tháng, đầy năm, con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, thi đỗ, dựng vợ gả chồng cho con… hay nhiều khi chỉ sửa sang lại nhà cửa, nhất là những di sản của tiền nhân để lại. Vui đã thế, buồn cũng khấn trình tổ tiên để các ngài biết và phù hộ, như việc làm ăn thua lỗ, có người đi xa, có người mệnh một… Ngoài những biến cố trong gia đình ra, gia trưởng cũng kính cáo những việc quan trọng khác xẩy ra trong làng nước, như làng có cướp tới, đất nước sinh loạn lạc hay những tin vui trong thôn xã… Tất cả những kính cáo, trình khấn trên mục đích để tổ tiên hiệp thông hay phù trợ trong những khi vui cũng như lúc buồn. Tùy từng trường hợp, tùy từng gia cảnh mà sửa soạn lễ. Nhiều khi gia chủ chỉ cần sửa soạn cái lễ nhỏ, như chén trà, đĩa xôi, nải chuối. Cũng có khi lễ lạc linh đình. Toan Ánh kết luận: “Con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái càng tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ. Sống khôn chết thiêng, các cụ thấy con cháu hiếu kính, tất vong hồn cũng vui mừng”.

Xem như thế thì đạo ông bà cũng là một đạo rất tốt có sự quan hệ mật thiết đến đạo Phật. Đạo ông bà không có tổ chức hành chánh tập trung nhiều và lớn như đạo Phật. Tuy gọi là đạo, song đứng về góc độ cúng lạy thì gọi là tín ngưỡng, không gọi là tôn giáo.

Tín ngưỡng ông bà đã cho chúng ta một ý tưởng tuyệt vời, một sắc thái tín ngưỡng đặc biệt, một nền văn hóa đạo đức làm cho con người luôn gắn bó với quê cha đất tổ.

b/. Xem bói: Thầy bói là cá nhân hành nghề xem tướng số, số mệnh cho người khác và hiện không được pháp luật công nhận,

Bói toán trên quan điểm khoa học Trung hoa cổ truyền: Dựa trên cơ sở Nho – Y – Lý – Số, một con người sau khi học hết được ba ngành học trước sẽ có đủ khả năng dự đoán tương lai của người khác, gọi là tiên đoán hậu mệnh.

Quan điểm khoa học hiện đại về nghề bói toán: Theo những nguyên tắc của khoa học hiện đại, bói toán là không có cơ sở lý thuyết và thực nghiệm thuyết phục để có thể làm cơ sở xét đoán số mệnh người khác.

Như mọi hình thức bói toán, chiêm tinh học đưa ra các dự báo quá chung chung, nên nhiều người cho là chính xác. Năm 1992, nhà vật lý Geoffrey Dean đã đúc kết ra 10 nguyên lý dự báo của các nhà chiêm tinh (thầy bói). Dưới đây là một số kỹ thuật thường gặp nhất.

1. Việc của người khác rất dễ dàng tiếp nhận những thông báo mơ hồ,

chung chung., việc của mình chẳng biết chi cả.

2. Đọc nguội, nói sau sự kiện, cò mồi thông tin

3. Quần chúng bị lừa bằng khoa học và sự hài hước

4. Hiệu ứng vầng hào quang, hay tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu.

5. Tương quan ảo, hay tin tưởng là sẽ thấy

6. Tính không sai lầm một nữa, nhưng sai lầm cả vạn lần.

7. Phỏng đoán giả định, hay nói nó sẽ tốt nếu ta nghĩ nó tốt đối với ta

8. Bắt buộc khách hàng nghe theo dự báo

9. Ký ức chọn lọc, hay chỉ nhớ những gì muốn nhớ

10. Hiệu ứng mong ước, hay dự báo càng đẹp thì càng dễ được chấp nhận.

Xem trên thì đủ biết thấy bói thì chẳng có gì đặc sắc, chẳng qua chỉ là những ước đoán nhằm, đối với những người có tâm sự và đồng cảm, ứng phó trong thời khắc nhất định: “nhứt ngôn trúng vạn ngôn dụng”, trúng thì chỉ có một nữa, mà trật thì cả mười ngàn lần. Các bạn xem chi Thầy bói mà phải bị lao vào vòng lẫn quẩn mê tín dị đoan. Thầy bói nghĩ sao nói vậy, trúng trúng trật trật cũng chẳng sao, banneur danh vị Thầy bói lúc nào cũng được treo lơ lửng trên bầu trời xanh “ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời”; thế gian ai mà biết được chuyện xa vời nên phải chịu nghe, thế thôi.

Chuyện gia đình của các “thầy bói” còn chưa biết hết, huống gì nói cho trúng chuyện gia đình bàn dân thiên hạ, làm gì biết chuyện vong nhập, vong là gì, vong có hay không mà nhập bạn ạ!

c/. Tình duyên trắc trở? Thường là do Bạn khó tính quá, ai cũng không bằng mình, ai cũng không phù hợp với mình, ai cũng không xứng đáng với mình…thì làm sao mà lập gia đình, có lập cũng không hạnh phúc.

Theo Phật thì Bạn nên sống độc thân, nếu có lập gia đình thì cứ lập đừng có nghĩ suy chọn lựa nhiều. Hằng đêm cầu nguyện quán tưởng hình ảnh Phật Bà Quan Âm, sẽ được có gia đình hạnh phúc.

Lời khuyên cuối cùng: “có gia đình hạnh phúc hay không là do bạn, không do bất cứ ai bên ngoài, dù đó là Đức Phật…”. Bạn sẽ được hạnh phúc.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Duyên Tình Trắc Trở Vì Bị Vong Hành, Làm Thế Nào Để Hóa Giải?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com