Đây là mục tiêu của quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới nhưng đề tài đảm bảo gây ra nhiều tranh cãi nhất ở quốc gia Phật giáo Bhutan chính là thịt.

“Ăn thịt cũng được vì các con vật không bị sát hại ở Bhutan.” Người hướng dẫn tour Kinley giải thích khi tôi hỏi liệu xã hội có chấp nhận khi chúng tôi ngồi xuống ăn cà ri gà ở quốc gia mà việc giết mổ dộng vật để tiêu thụ là bị cấm. Lý do này dường như có vẻ là khác lạ nhưng có rất nhiều thứ giải thích vấn đề phức tạp xung quanh việc tiêu thụ thịt ở Bhutan

Phật giáo dạy rằng giết hại động vật là sai, vì đó là một phần của đấng tạo hóa. Tuy nhiên trong khi những lời dạy này không được thực thi nghiêm thúc ở các quốc gia theo Phật giáo khác nhưng đó là luật ở Bhutan khi những nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng đến chính sách cộng đồng.

Vấn đề là, hầu hết người Bhutan, kể cả nhiều nhà sư, vẫn thích ăn thịt. Họ thích ăn thịt đến mức mà Bhutan là quốc gia có tỉ lệ tiêu thụ thịt trên đầu người cao nhất ở Nam Á. Và tiêu thụ thịt là không bất hợp pháp ở Bhutan vì tất cả đều được nhập khẩu. Trong khi cộng đồng ăn thịt ở Bhutan đang bijd de dọa bởi những cơn giận giữ về “quyền ăn chay” của quốc gia – đang có sự gia tăng khuynh hướng dẫn đầu bởi những nhân vật tôn giáo kêu gọi các lệnh trừng phạt trong việc nhập khẩu, buôn bán và tiêu thụ thịt trên nền tảng tôn giáo, mặc dù Đức Phật cũng đã từng ăn thịt.

Sự tiếp cận cứng rắn này gây ra một số vấn đề trong bối cảnh của quốc gia đo lường sự thành công không phải ở vấn đề kinh tế mà là Tổng hạnh phúc quốc gia. Và điều này đúng khi trong thời gian 10 ngày tôi thăm viếng, tôi nhận ra người Bhutan là một trong những người được chào đóng nhất trên thế giới. Rất dễ để thấy vì sao Bhutan đã trở thành một nơi đáng đến: Tu viện nổi tiếng Tiger’s Nest (Hang Hổ) nằm trên một đỉnh núi sương mù gần Paro trông như là một phép màu như tranh và các vật trang trí phù điêu ở quận Punakha – một phương pháp để “khai sáng” cho phụ nữ cần phải được xem.

Tuy nhiên, nếu bạn thích thịt, ăn thịt trở thành một chút vấn đề về chính trị ở đây. Tôi cảm thấy không thoải mái khi phải ăn bất cứ đồ ăn mặn nào mặc dù người hướng dẫn cho biết không vấn đề gì cả.

Để mô tả cho quyền ăn chay nghiêm trọng thế nào có thể nói đến việc vào năm 2015, thông báo của chính phụ dự định xây dựng hàng loạt dự án để xử lý thit nhập khẩu (trong nỗ lực nhằm kiểm soát chất lượng và vệ sinh) tạo ra sự bức xúc đến nổi tu viện Phật giáo quốc gia là Zhung Dratshang đã kêu gọi ngừng dự án này.

Năm ngoái, bộ nông nghiệp và quản lý thực phẩm của Bhutan đã làm dịu xoa các nhà lãnh đạo bằng cách đề ra lệnh cấm bán thịt trong tháng giêng và tháng tư linh thiêng của Bhutan, xử phạt rất nặng những người buôn bán bị bắt là tàn trữ và bán thịt trong thời gian thiêng liêng này.

Một số thị trấn, bao gồm tất cả các khách sạn ở khu vực miền bắc của Bumthang đã ký cam kết ngừng lưu trữ và bán thịt trong các tháng chay này trong khi đồng ý để được thanh tra từ ủy ban ăn chay.

Tưởng tượng với sự ngạc nhiên của tôi, khi tôi trông thấy một nhóm các nông dân đang cắt thịt một con bò trong lúc xe bus của chúng tôi đang đi trên một con đường quê khá đẹp để tiến về nhà nghỉ ở miền quê “Con bò có lẽ đã chết vì già” Kinley nhún vai khi tôi hỏi điều gì đã xảy ra “Họ lấy thịt trước khi thịt bị hư” Giờ, tôi không phải là một người thít ăn thịt nhưng là một người thích ăn burger, tôi đồng cảm với những ai phải đợi chờ để con bò chết đi để thưởng thức một ít thịt bít tết.”

Ở Bhutan, thật không dễ cho du khách đến mà không có thịt. Không bao giờ, trừ khi ở vùng phía nam Ấn Độ, tôi thấy thích thú khi “ăn chay” hơn tôi đã từng trước đây. Thịt của du khách ở Bhutan thường được phụ vụ kiểu tiệc trong khi có ít nhất một món thịt còn việc ăn chay được ưu tiên.

Loại gạo đỏ địa phương rất tốt cho sức khỏe vì rất ngon cùng với rau hữu cơ hòa với bánh bao lúa mỳ được phục vụ ở quận Haa phía đông Bhutan rất tốt. Người ta nói rằng bữa ăn của người Bhutan không cầu kỳ nếu không được phục vụ món phô mai ớt và tôi không thể cưỡng lại việc thử ăn món cay đến chảy nước mắt một ngày nào đó. Điều then chốt trong ẩm thực của Bhutan là ớt gây ra sự khó khăn cho nhiều du khách hơn là việc có thịt hay không.

Tuy nhiên, có một sự khởi đầu hơi nhạt về ẩm thực bắt đầu vào năm 2017 cho người dân địa phương ở Bhutan. Chính quyền đã bị ép phải suy nghĩ lại lệnh cấm nhập “độc chất” ớt từ Ấn Độ khi giá ớt tăng chóng mặt. Nhiều gia đình nghèo không có đất đã tự trồng để gia vị vào bữa ăn nhờ vào việc giảm nguồn nguyên liệu chính để nêm nếm này.

Thử thách trong việc duy trì các vụ mùa ớt được đầy đủ chỉ là một trong nhiều trở ngại mà người dân Bhutan phải đối mặt khi trở thafh quốc gia đầu tiên sẽ sử dụng toàn nguyên liệu hữu cơ cho đến năm 2020, một mục tiêu đầy tham vọng trong thời đại giới trẻ phát phát triển ở quốc gia như Bhuta lưỡng lự trong việc theo đuổi nghề nông nghiệp truyền thống của gia đình.

Mặc dù phải theo đuổi với tình trạng hát triển bền vững, Bhutan cũng không phải không bị ảnh hưởng với tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường trong nhiều năm gần đây đã làm cho nhiều nông dân khó có thể thu hoạch được mùa vụ mà không sử dụng hóa chất.

Mặc dù tôi rất thích chuyến đi mang tính ăn chay khi đến Bhutan, tôi biết ơn sự lựa chọn của mình khi tôi gắp miếng sườn chấm vào nước thịt mà thỉnh thoảng không bị đe dọa từ những giáo phái ăn chay cứng rắn. Nếu Đức Phật cũng đã ăn thịt thì chắc chắn những người Bhutan thích ăn thịt cũng đáng được thưởng thức một chút tại sao không?

Ngọc Hằng dịch

Theo Independent.co.uk



Có phản hồi đến “Vì Sao Bhutan Muốn Mọi Người Ngừng Ăn Thịt?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com