Đức Phật có lẽ là người đầu tiên trên thế giới ăn kiêng: Lớn lên trong nhung lụa, thái tử trẻ tuổi Tất Đạt Đa đã nếm mọi hương vị của cuộc sống trước khi Ngài mạnh mẽ phản ứng lại, sống khổ hạnh, nhịn ăn đến sắp chết cho đến khi Ngài cuối cùng đã đi đến “con đường trung đạo.” Đức Phật dĩ nhiên đã tìm kiếm một điều gì đó sâu sắc hơn là một vóc dáng mảnh mai. Tuy nhiên, những gì Ngài biết được trong sự tìm kiếm của mình có thể giúp khai sáng cho những người ăn kiêng trong thời hiện đại.

Và bạn không cần phải là một Phật tử để thử điều này. Tất cả những gì bạn cần là một cái đồng hồ, một cái cân, một tâm hồn rộng mở và ý chí để chịu đựng việc bao tử réo gọi vào lúc khuya trong vài tuần.

Điều then chốt trong chế độ ăn kiêng của Đức Phật là thời gian hạn chế ăn kiêng, thỉnh thoảng được gọi là nhịn ăn có chừng mực. Ý tưởng này rất đơn giản: Thay vì lo về việc ăn gì và ăn bao nhiêu, chế độ ăn kiêng này yêu cầu bạn chú tâm vào việc khi nào bạn ăn và dần dần thu nhỏ khả năng mà bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Nghiên cứu (cả trên chuột và con người) chỉ ra rằng nhiều dạng trong chế độ ăn uống hạn chế thời gian là phương pháp hữu hiệu và an toàn để giảm cân. Ý tưởng để vận hành hiệu quả nhất, sự trao đổi chất của bạn cần phải có sự nghỉ ngơi hàng ngày từ thức ăn, một điều mà theo cách ăn uống của người Phương tây (là ăn uống theo giờ) không đưa ra được.

Để bắt đầu với chế độ ăn kiêng của Phật giáo, bạn bắt đầu bằng cách giảm khoảng cách ăn uống của bạn trong 13 giờ trong hai tuần (điều này nghe có vẻ khó khi nhiều người trong chúng ta có thói quen ăn uống suốt 15h hay hơn mỗi ngày) Bạn cần phải giảm thời gian ăn uống xuống 12h mỗi ngày sau đó là 11 đến 10 cho đến khi cửa sổ ăn uống của bạn là trog 9h. Điều đó có nghĩa là ăn sáng lúc 9h sáng (tại nhà hay ở chỗ làm việc) và ăn tối không được quá 6h chiều và sau đó không ăn gì cả cho đến bữa sáng tiếp theo.

Nếu bạn nghĩ rằng cửa sổ ăn uống trong 9h là quá cực đoan, Zigmond nhắc cho chúng ta nhớ rằng các nhà sư Phật giáo (người tu tập theo truyền thống Đức Phật đưa ra cách đây hơn 2500 năm) thường chỉ ăn vào lúc giờ bình minh và buổi trưa và họ dường như vẫn làm việc tốt cả về chế độ dinh dưỡng và sức chịu đựng.

“Chúng tôi cố gắng đưa đến phiên bản của “con đường trung đạo, một con đường mà chúng tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người tu tập đều cảm thấy rất thoải mái và vẫn có lợi ích về sức khỏe theo chế độ thỉnh thoảng ăn kiêng.”

Sau đây là bảy lời khuyên, từ quyển sách có thể giúp bạn giảm cân và khỏe mạnh theo con đường của Đức Phật.

Nhìn vào cân

Zigmond khuyến khích những người ăn kiêng theo Đức Phật tự cân mình mỗi ngày. Theo dõi cân nặng là một cách để kiểm soát chế độ ăn uống và sức khỏe và là cách để bạn thấy điều nào là hữu hiệu và điều nào là không trong chế độ ăn uống. Việc thay đổi mỗi ngày là tất yếu.

Ăn những gì bạn muốn ăn (trừ thức ăn không dinh dưỡng)

Một điều rất tốt về chế độ ăn theo Đức Phật là: không có quy luật khắc nghiệt hay nhanh chóng nào về việc bạn nên và không nên ăn gì . “Điều quan trọng là bạn ăn những gì bạn muốn ăn và cảm thấy no. Chế độ ăn làm cho bạn cảm thấy khổ sở sẽ không tồn tại lâu dài” Để ghi chú thức ăn nào là “tốt” và “xấu” nghĩ về việc điều gì là hữu hiệu (chất béo tốt, chất xơ, rau hay chất đạm có nguồn gốc thực vật) và thức ăn không tốt (đường, thức ăn chế biến sẵn, uống hơn hai ly rượu một tuần.)

Và vì bạn sẽ không ăn khi quá tối nữa, bạn sẽ dần dàn không quá ăn vào thời gian hạnh phúc như Zigmond lưu ý rằng hầu hết 70% kem được tiêu thụ sau 6h chiều. Ai mà biết được?

Có ngày ăn gian, thật sự

Điều đó có nghĩa rằng không chỉ chế độ ăn uống theo Đức Phật cho phép có những ngày ăn gian mà còn khuyến khích nữa. Vì sao? Zigmond lưu ý rằng cơ thể của bạn thích ứng với “môi trường thức ăn” xung quanh nó, làm giảm sự trao đổi chất và đưa ra những hormone làm đói khi nó nghĩa rằng thức ăn là khan hiếm. Ông dẫn chứng ra các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phung phí với một số quy luật thông thường có thể làm tăng sự trao đổi chất làm cho chúng ta đốt cháy thêm nhiều calories và khởi động lại những hormones điều tiết chế độ kiểm soát sự thèm ăn.

Chế độ ăn của Đức Phật cho phép một người ăn gian một ngày trong một tuần. Trong ngày đó, bạn có thể ăn ngoài thời khóa biểu của mình (một dịp tuyệt vời để đến dự các bữa tiệc, sinh nhật, các sự kiện tại chỗ làm, hẹn hò vào ban đêm)

Tập thể dục vì lợi ích riêng của mình

Zigmond chỉ ra rằng tập thể dục thường không đốt nhiều năng lượng như chúng ta nghĩ và ó thường gây ra cảm giác đói. Vì thế chế độ ăn này không yêu cầu tập thể dục nhưng khuyến khích nếu bạn thích (Đức Phật đã dạy rằng giữ gìn thể chất khỏe mạnh giúp “giữ tâm được mạnh và sáng”). Khi nào thì nên tập ?Zigmond khuyên tập thể dục đầu tiên vào mỗi buổi sáng và chỉ ra các bằng chứng rằng tập thể dục với dạ dày rỗng đố hơn 20% lượng mỡ hơn là tập thể dục sau một bữa ăn.

Dừng việc ăn sạch tất cả mọi thứ

Người Mỹ phung phí một lượng thức ăn rất lớn, khoảng 42% nhưng giải pháp với đồ ăn thừa, theo Zigmond không phải là ăn sạch tất cả. Chế độ ăn kiêng này yêu cầu bạn phải xem xét, khi bạn ăn xong, liệu thức ăn thừa sẽ bỏ vào sọt rác hay là vào trong cơ thể ạn. “Bạn có một sự lựa chọn để đưa ra. Bạn có thể sử dụng thùng rác hay cơ thể bạn sẽ là thùng rác. Trong khi bạn đang suy nghĩ về nó, bạn có thể bắt đầu quăng thức ăn vào thùng rác (hay tốt hơn là thùng rác hữu cơ) hơn là bạn muốn ăn nhưng một khi bạn học cách chú tâm vào sự đói và no của bạn (nói cách khác, ăn chánh niệm hơn) bạn có thể chọn ra kích cỡ ăn uống thích hợp nghĩa là không quá nhiều thức ăn bị quăng vào sọt rác hay bị đưa vào cơ thể của bạn.

Quán niệm về nguồn gốc thức ăn

Zigmond giải thích rằng hãy nghĩ sâu hơn về nguồn gốc của thức ăn có thể giúp bạn có sự chọn lựa thức ăn tốt hơn. Và một phần trong việc phát triển một phương cách tiếp cận chánh niệm trong ăn uống bao gồm nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với thực phẩm mà chúng ta ăn. Cố gắng nói lên lòng biết ơn theo cách mà gia đình bạn có khi bạn lớn lên.

Hay bạn có thể mượn những lời đọc tụng theo truyền thống thiền Phật giáo ở Hoa Kỳ “Chúng tôi quán chiếu đến công ơn của người đã mang thức ăn này đến cho chúng tôi và xem xét làm thế nào nó đã đến với chúng tôi. Chúng tôi quán chiếu lên phẩm chất và sự tu tập, và liệu chúng tôi có có xứng đáng để nhận được sự cúng dường. Chúng tôi coi đó là điều cần thiết để giúp cho tâm được tự do từ sự thái quá và tham lam. Chúng tôi xem thực phẩm này như là một phương thuốc hay để gìn giữ cuộc sống của mình. Vì lợi ích của sự giác ngộ chúng tôi giờ đây xin nhận thức ăn này.”.

Chú tâm

Bởi vì chế độ ăn kiêng của Đức Phật yêu cầu bạn phải xem đồng hồ và nghĩ về những gì chúng ta đang ăn và khi nào ăn, Zigmond giải thích rằng “nó giúp chúng ta chú tâm ngày một tốt hơn.” Và khi bạn thật sự thực hành, bạn bắt đầu nhận ra chúng ta ăn bao nhiêu và khi nào chúng ta thật sự không đói “Khi chúng ta bắt đầu chú tâm, chúng ta tự nhiên bắt đầu đạt được một sự điều độ trong chế độ ăn uống.”

“Đức Phật không muốn bất cứ ai theo những gì Ngài nói trên niềm tin. Ngài muốn mọi người thử mọi thứ và thực tập theo những gì hoạt động với họ bằng cách thí nghiệm và thích ứng dựa trên những kinh nghiệm của chính mình.”

Vì vậy hãy thử những lời khuyên này, đọc sách và tìm kiếm cho chính bạn. Bạn sẽ thấy rằng chế độ ăn kiêng của Đức Phật không chỉ là một kế hoạch ăn uống mà còn là một chuẩn mực cho cả cuộc sống và hệ thống cân bằng. Bạn có thể sẽ giảm vài pounds nhưng bạn cũng sẽ được đưa đến một sự tiếp cận tổng thể giác ngộ hơn đến sức khỏe của mình.

Ngọc Hằng dịch

Theo Health.com



Có phản hồi đến “Làm Thế Nào Để Giảm Cân Theo Chế Độ Ăn Kiêng Của Phật Giáo?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com