Tammy Quach ngồi trên một thảm cỏ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trường, lắng nghe tiếng gió thổi, tiếng chim, làm trống tâm mình trong việc nhận ra những suy nghĩ năng lượng xấu và tốt, thở vào và thở ra thật sâu.

Quách, một sinh viên năm thứ ba ngành giáo dục tiểu học và nghiên cứu môi trường đang là một phật tử tu tập tại Seton Hall nơi mọi người cùng thiền và lạy trước khi đi ngủ.

"Tôi cố gắng giữ chánh niệm và có mục đích khi thiền. Khi tôi lạy, tôi tán dương các vị Phật và những đấng tối cao. tôi ban tặng lòng cảm ơn và tình thương. Tôi không thể thật sự mô tả quá trình này nhưng nó đẹp lắm."

Theo BBC, thiền là cách mà các Phật tử kiểm soát tâm để có bình yên và sự chú tâm dẫn đến sự tỉnh thức tốt hơn.

Việc tu tập Phật giáo bao gồm thiền định, nghi lễ, truyền thống cho phép từng cá nhân liên hệ với Đức Phật bất diệt để trở nên nên chánh niệm.

"Phật giáo có thể được giáng dịch theo nhiều phương cách khác nhau. Với tôi, là một Phật tử là một triết lý và một con đường để sống. Là Phật tử cho phép tôi hiểu và vượt qua cảm xúc tiêu cực như tham, sân si, vô minh và tạo nên tâm hồn tích cực của từ bi, trí tuệ, tình thương và hạnh phúc."

Được sinh ra và giảng dạy Phật giáo bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ Việt Nam, Quách đã mang tôn giáo xuyên suốt cuộc đời của mình đặc biệt là khi quyết định học trường SHU.

Quách cho biết cô luôn muốn học ở một trường đại học nhỏ và cảm giác như một cộng đồng.

Cô cho biết cô yêu thích việc học tôn giáo và được gần gũi những bạn đạo nơi họ tin vào Trời, Phật hay các đấng tối cao.

Tiến sĩ Jeff Rice, trợ lý giảng sư và giám đốc chương trình nghiên cứu Á Châu tại khoa ngôn ngữ, văn hóa và văn học cho biết Phật giáo được truyền đến Trung Hoa Từ Ấn Độ không lau sau sự sụp đổ của triều đại nhà Hán.

"Ngoài việc mang đến một tôn giáo và các triết lý mới, nó cũng giúp mang đến một tổ chức trưởng thành với nguồn lực để xây dựng các thứ khác như trường học , tu viện, tượng đài, các phòng khám. Trong các thế kỷ tiếp theo, nhiều nhà lãnh đạo chính trị cũng thân cận với các tổ chức Phật giáo, ít ra là từ các dịch vụ xã hội mà Phật giáo cung cấp và các tu viện Phật giáo trở thành những bất động sản rất lớn với sự ảnh hưởng mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và văn hóa."

Bà Rice nói thêm rằng khi các nhà cầm quyền ở Hàn Quốc và Ấn Độ sử dụng mô hình chính quyền dựa trên triều đại nhà Đường của Trung Hoa, điều này bao gồm việc sử dụng hệ thống chữ viết Trung Hoa và sự thiết lập chính thức trong việc ủng hộ các ngôi chùa Phật giáo.

"Sau đó, khi Phật giáo suy giảm khắp Ấn Độ, nó vẫn tiếp tục phát triển các nhánh mới xuyên suốt Đông Á."

Dù SHU là một ngôi trường đại học Thiên Chúa Giáo, rất nhiều sinh viên từ các tôn giáo khác cũng tham dự học và tu tập tôn giáo của họ. Quách giải thích rằng môi trường đa dạng này giúp cho cô học về tôn giáo để giúp cô trở thành một con người tốt hơn.

"Tôi hoàn toàn tin rằng mọi tôn giáo đều mang cùng một thông điệp của từ bi, tình thương và tha thứ. Mọi tôn giáo đều có nền tảng chung và sự tu tập chung. Mọi tôn giáo đều cố gắng tạo ra sự hài hòa cho thế giới và con người trong đó."

Thêm vào đó, trường đại học cũng có các lớp như Hành Trình chyển đổi và Thiên Chúa Giáo, Đối thoại văn hóa thảo luận về tầm nhìn , triết lý và tôn giáo toàn cầu để giới thiệu đến cách sinh viên những quan điểm khác nhau. Ở các lớp học này, Quach cho biết cô có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về việc tu tập tôn giáo.

Rice cho biết ông thích SHU mặc dù là một trường Thiên Chúa giáo nhưng rộng cửa đón chào các tôn giáo khác vì trường khuyến khích đối thoại về các vấn đề liên quan đến niềm tin tôn giáo và tu tập.

"Tôi nhận thấy các trường thế tục thường có khuynh hướng không nói về tôn giáo. Tôi nghĩ rằng điều đó đến từ một động cơ tốt cần tôn trọng mọi niềm tin đa dạng nhưng cuối cùng lại biến thành các cuộc đối thoại ngột ngạt. Bằng cách thừa nhận niềm tin Thiên Chúa Giáo kết hợp vào trong chương trình học nhưng cũng đón chào sinh viên và giảng viên từ mọi nền tảng khuyến khích đối thoại vô cùng quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong xã hội toàn cầu."

William Szilagyi, một sinh viên ngành chính sách quan hệ quốc tế và triết học cho biết điều đầu tiên đi quan tâm của cậu khi nghĩ về sự giao thoa của Thiên Chúa Giáo tại Seton Hall cùng các niềm tin tôn giáo tu tập ở đây là Đức Giáo Hoàng nói rằng khi cần phải đối thoại với những ai không cần phải tin vào Đức Jesus.

Đức Giáo Hoàng cho biết mọi người vẫn tìm thấy sự cứu rỗi từ việc làm tốt và Thiên Chúa Giáo không nên cản trở những ai tu tập khác niềm tin nếu niềm tin ấy khuyến khích họ làm việc tốt cho thế giới

Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng đã nói trong một bài giảng vào năm 2013 rằng "hãy làm việc tốt và chúng ta sẽ tìm thấy điểm giao thoa với nhau.:"

"Tôi nghĩ Seton Hall quan tâm đến việc giáo dục sinh viên làm thế nào để trở thành những nhà lãnh đaọ tận tụy để làm việc tốt cho thế giới mà không quan tâm đến tín ngưỡng của họ. Vì thế, không phải vì ai đó không theo Thiên Chúa Giáo mà theo một tôn giáo khác như Phật giáo có nghĩa rằng họ không phù hợp để học tại Seton Hall."

Ngọc Hằng dịch

Theo Thesetonian.com



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Sinh Viên Phật Tử Tìm Thấy Bình Yên Tại Ngôi Trường Thiên Chúa Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com