CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN

LỄ PHẬT THẾ CÁC CÕI TRỜI

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng biết rằng chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thiện thần đối với chúng sanh có vô lượng ơn đức, không thể nghĩ bàn; các Ngài muốn cho chúng sanh an vui mãi mãi, thương xót chúng sanh, ân cần, phù hộ, chỉ biết làm lành cho chúng sanh mà thôi.

Vì sao mà biết?

Vì theo sắc lệnh của Phật thì Phật dạy các vị: Đề đầu Lại tra tứ thiên vương nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, khiến người nghe danh hiệu Đấng Từ bi, như quần thần hộ Thiên tử vậy.

- Lại sắc hải long Y bạt la nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh như giữ tròng mắt, thương con đỏ, ngày đêm sáu thời không xa lìa.

- Lại sắc Diêm bà la sát tử vô số độc long và long nữ nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, như quý đầu não không dám động chạm.

- Lại sắc Tỳ Lưu Lặc Ca Vương nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, như mẹ hiền thương con lòng không chán, ngày đêm ủng hộ, đứng ngồi như nhau.

- Lại sắc Nan Đà, Bạt Nan Đà, Ta Già La Vương, Ưu Ba Đà, nên co từ tâm ủng hộ người trì kinh, cung kính cúng dường, đảnh lễ sát đất; cũng như chư Thiên thờ Đế thích; cũng như con thảo thờ cha mẹ.

Đạo tràng từ bi thí an vui, dạy chúng sanh thân cận Phật Pháp, đời sau ở trước Phật nhập Tam muội, quyết định được pháp bất thối chuyển. Nếu nghe được danh hiệu đức Phật và của các Ngài Vô Biên và Quán Thế Âm thì ba chướng đều tiêu trừ, ác nghiệp cũng hết, ngũ nhãn (6) đầy đủ, chứng quả bồ đề. Các Thiên, thần vương thương tất cả và thường hay ủng hộ, giúp oai thần.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, biết chư Thiên, Thần, Vương có ơn đức che chở như vậy mà chúng sanh chưa từng phát tâm nhớ tưởng báo đáp ơn đức ấy.

Cổ nhân còn có thể xả thân chỉ vì nhớ ơn của một bữa cơm no lòng. Huống gì chư Thiên, chư Thần, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng đối với chúng sanh có ơn đức thế ấy! Công đức ơn huệ nầy rộng lớn vô cùng, không bờ bến.

Chúng con ngày nay sám hối phát tâm v.v... đều nhờ ơn các vị Thiên vương ấy thầm gia hộ thần lực giúp đỡ cho kẻ tu hành, khiến thiện tâm được thành tựu. Nếu các Ngài không hộ trợ thì những thiện tâm ấy đã thối chuyển sớm mất rồi.

Bởi thế nên các vị Đại Bồ tát ma ha tát thường tán thán thiện tri thức là nhân duyên rất lớn, hay khiến chúng con thẳng đến Đạo tràng. Nếu không có thiện tri thức chúng con làm sao thấy được Phật, vậy nên dù tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp lòng từ rộng lớn ấy; cũng không thể báo đáp thâm ơn cao cả ấy.

Các vị Bồ tát ma ha tát còn tỏ lời cám ơn như vậy, huống gì những hạng dưới hàng Bồ tát, thấp kém hơn mà không biết lo báo ơn sao? Chúng con cùng nhau hết sức vận tâm tri ân báo ân, không thể bỏ qua sau ăn năn không kịp.

Như trong phần Tự Vui Mừng ở đoạn trước đã nói rằng: được tái ngộ trùng phùng là khó, khó được kết quả như ngày nay, còn muốn đợi gì nữa mà không lo báo ơn.

Như hội sám hối nầy rồi thì biết hội nào gặp lại.

Vậy nên dõng mãnh hy sinh vì người; sự thành có bại, xuân qua đông về, thời gian biến chuyển, không chờ đợi một ai. Nhân mạng vô thường, chỉ sống trong hơi thở đâu có lâu dài! Nghĩ lại, một phen này xa nhau, biết bao giờ gặp lại.

Mọi người nên nỗ lực, nhất tâm tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện xin thay thế hết thảy thiên chủ, hết thảy chư Tiên, và quyến thuộc của các vị ấy, khắp mười phương, tận hư không giới mà quy y kính lễ thế gian Đại từ bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Thiện Thệ Nguyệt Phật

Nam mô Phạm Tự Tại Vương Phật

Nam mô Sư Tử Nguyệt Phật

Nam mô Phước Thành Đức Phật

Nam mô Chánh Chủ Phật

Nam mô Vô Thắng Phật

Nam mô Nhật Quang Phật

Nam mô Bảo Danh Phật

Nam mô Đại Tinh Tấn Phật

Nam mô Sơn Quang Vương Phật

Nam mô Thế Minh Phật

Nam mô Điện Đức Phật

Nam mô Đức Tụ Vương Phật

Nam mô Cúng Dường Danh Phật

Nam mô Pháp Tán Phật

Nam mô Bảo Ngữ Phật

Nam mô Cứu Mạng Phật

Nam mô Thiện Chúng Phật

Nam mô Định Ý Phật

Nam mô Hỷ Thắng Vương Phật

Nam mô Sư Tử Quang Phật

Nam mô Phá Hữu Ám Phật

Nam mô Chiếu Minh Phật

Nam mô Thượng Danh Phật

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảt Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ; nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Thiên chủ, hết thảy chư Thiên và quyến thuộc của các vị ấy, hiện tiền thường không huệ bình đẳng, được sức trí huệ phương tiệnkhai thác vô lậu đạo; hạnh nguyện thập địa đều được ngày càng sáng tỏ, tâm tu lục độ, tứ đẳng, thật hành Bồ tát đạo, vào Phật hành xứ (7) do tứ hoằng thệ nguyện,không bỏ chúng sanh; biện tài vô ngại, lạc thuyếtvô cùng (8) quyền xảo hóa độ, lợi ích chúng sanh; đồng lên Pháp vân, chứng quả thường trú.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM

LỄ PHẬT THẾ CÁC VỊ TIÊN

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đều nên chí tâm một lòng tha thiết đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì hết thảy Tiên chủ, hết thảy Chơn Tiên và quyến thuộc của Tiên, cùng khắp mười phươngtận hư không giới mà quy mạng kính lễ thế gian Đại từ bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Lợi Huệ Vương Phật

Nam mô Châu Nguyệt Quang Phật

Nam mô Oai Quang Vương Phật

Nam mô Bất Phá Luận Phật

Nam mô Quang Minh Vương Phật

Nam mô Châu Luân Phật

Nam mô Thế Sư Phật

Nam mô Các Thủ Phật

Nam mô Thiện Nguyệt Phật

Nam mô Bảo Diệm Phật

Nam mô La Hầu Thủ Phật

Nam mô Lạc Bồ Đề Phật

Nam mô Đẳng Quang Phật

Nam mô Chí Tịch Diệt Phật

Nam mô Thế Tối Diệu Phật

Nam mô Vô Ưu Phật

Nam mô Thập Thế Lực Phật

Nam mô Hỷ Lực Vương Phật

Nam mô Đức Thế Phật

Nam mô Đại Thế Lực Phật

Nam mô Công Đức Tạng Phật

Nam mô Chơn Hạnh Phật

Nam mô Thượng An Phật

Nam mô Đề Sa Phật

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Lại quy y như vậy, mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.

Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện cho các Tiên chủ, hết thảy Chơn tiên và quyến thuộc của Tiên đều được giải thoát khách trần phiền não(9) đều được thanh tịnh, hết các duyên chướng ngại, đều được diệu sắc trạm nhiên như thân tướng của Phật; tứ vô lượng tâm, lục Ba la mậtthường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lực đều được tự tại như ý; ra vào, dạo chơi cảnh giớiBồ tát, lên Pháp vân địa, vào Kim cang tâm; dùng sức thần thông bất khả tư nghị, trở lại độ thoát hết thảy sáu đường chúng sanh.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU

LỄ PHẬT THẾ CÁC VỊ TRỜI

PHẠM VƯƠNG, ĐẾ THÍCH V.V...

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì các vị trời Phạm vương, trời Đế Thích, Hộ thế tứ Thiên vương và quyến thuộc của các vị trời ấy mà quy y thế gianĐại từ bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật.

Nam mô Đại Quang Phật.

Nam mô Điện Minh Phật.

Nam mô Quảng Đức Phật.

Nam mô Trân Bảo Phật.

Nam mô Phước Đức Minh Phật.

Nam mô Tạo Khải Phật.

Nam mô Thành Thủ Phật.

Nam mô Thiện Hoa Phật.

Nam mô Tập Bảo Phật.

Nam mô Đại Hải Phật.

Nam mô Trì Địa Phật.

Nam mô Nghĩa Ý Phật.

Nam mô Thiện Tư Duy Phật.

Nam mô Đức Luân Phật.

Nam mô Bảo Quang Phật.

Nam mô Lợi Ích Phật.

Nam mô Thế Nguyệt Phật.

Nam mô Mỹ Âm Phật.

Nam mô Phạm Tướng Phật.

Nam mô Chúng Sư Thủ Phật.

Nam mô Sư Tử Hạnh Phật.

Nam mô Nan Thí Phật.

Nam mô Ứng Cúng Phật.

Nam mô Minh Oai Đức Phật.

Nam mô Đại Quang Vương Phật.

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.

Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện cho các vị Trời Phạm vương Đế Thích, Hộ Thế Tứ Thiên vương và quyến thuộc của các vị ấy được các pháp lục độ, tứ đẳng, ngày càng sáng tỏ, tứ vô ngại biện lạc thuyết vô cùng, được bát tự tại (10) đủ lục thần thông tam muội và tổng trì móng tâm liền có, từ bi bủa khắp, bách phước trang nghiêm, vạn thiện viên mãn, tam đạt sáng suốt, ngũ nhãn hoàn toàn, làm Chuyển luân pháp vương (11) nhiếp hóa lục đạo chúng sanh.

TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP

QUYỂN THỨ BẢY

--- HẾT ---

1 Biên địa nơi không có Phật pháp, thường không biết lễ nghi, không có văn hóa, mỹ tục Trái với Trung quốc là nơi thường có Phật pháp, có lễ giáo.

2 Trường thọ thiên: Cõi trời phi phi tưởng, cõi cuối cùng của vô sắc giới, không có Phật pháp, hay đọa tà kiến, ngoại đạo.

3 Tà kiến: nhận thức sai lầm, không tin nhơn quả, luân hồi, hay hủy báng Tam bảo, hay theo ngoại đạo.

4 Thế trí biện thông: biện tài ngôn thuyết lanh lợi theo trí thế gian, bênh vực sự không tin của mình.

5 Tam thân Bồ đề: tức ba thân của Phật đã chứng được: 1- Pháp thân, 2- Báo thân, 3- Ứng thân.

6 Ngũ nhãn: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Năm thứ mắt nhận thấy có năm sứclực sai khác nhau.

7 Phật hành xứ: cảnh giới của Phật.

8 Lạc thuyết vô cùng: hoan hỷ nói pháp, không bao giờ cùng tận. Một món biện tài trong 4 biện tài của chư Phật.

9 Khách trần phiền não: phiền não làm nhiễm ô tâm tánh như bụi trần che gương lòng sáng suốt. Phiền nãokhông phải vật.

10 Bát tự tại: 1- Một thân hay hiện làm nhiều thân. 2- Một thân nhỏ như bụi cát hay hiện đầy tam thiên đại thiên thế giới. 3- Thân to lớn cất lên rất nhẹ nhàng đến xa vô tận. 4- Hiện ra vô lượng thân theo vô số loại chúng sanh ở trong một quốc độ. 5- Các căn tai mắt dùng lẫn lộn được (như mắt có thể nghe, tai có thể ngửi, mũi có thể thấy). 6- Được tất cả các pháp mà tưởng như không có pháp nào. 7- Nói nghĩa một bài kệtrong kinh trải qua vô lượng kiếp cũng không hết nghĩa. 8- Thân biến khắp nơi như hư không.

Kiên cố bám víu, chỉ tạm bợ nên gọi là khách. Do mê lý tánh, gặp ngoại duyên kích thích tâm tánh phát động sanh ra phiền não. Nếu tịnh tâm tu hành thì phiền não hết.

11 Chuyển luân Pháp vương: Ông vua chuyển bánh xe pháp của Phật (chính là Đức Phật).

HT Thích Viên Giác




Có phản hồi đến “Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Bẩy - Phần 3”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com