Chúng tôi được mời đến nhà bà Hồ Tiên-yo để thọ trai ngày hôm nay. Vào buổi tối chúng tôi đi đến Đông Liên Giác Viên. Bây giờ không khí thoải mái và êm dịu. Mỗi tối việc giảng Pháp được tăng cường. Không cần các phương cách nhẹ nhàng hơn. Tất cả những người nói Pháp đều đi ngay vào chủ đề.

Quả Quy và Quả Trai nói chuyện đầu tiên, sau đó Thầy Hằng Thật nói điều có hiệu quả mạnh mẽ:

"Có ba loại của Phật giáo trên thế giới: Phật giáo Tham Lam, Phật giáo Nóng Giận, và Phật giáo Ngu Si.

Loại đầu tiên, Phật giáo Tham Lam, có thể gọi là Phật giáo Thị Trường. Tất cả mọi thứ có thể được mua và bán ở đây, nó được điều hành như một doanh nghiệp. Chùa chiền kiếm lý do trở thành các khách sạn lớn, nhà hàng, hoặc công viên giải trí cho khách du lịch. Các nhà sư điều hành các cơ sở này như các doanh nhân. Pháp môn hối hả áp lực các người Hộ Pháp được tu hành ở đây.

Loại thứ hai là Phật giáo Nóng Giận. Ở đây việc chướng ngại và ganh tỵ là những đặc điểm chính. Mọi người ganh đua với nhau để đưa ra bề ngoài tốt đẹp nhất, tranh giành để xem người nào xây dựng bức tượng cao nhất, ngôi chùa lớn nhất, những hình ảnh trang trí công phu nhất, hoặc các nhà hàng chay ngon nhất trong thành phố. Các Pháp Sư cạnh tranh với nhau giành đệ tử, gây tình trạng các người hộ pháp chống lại nhau. Một số Pháp Sư tự xem mình là hoàng đế, với đoàn tùy tùng và quân đội của mình. Họ xem thường những người không mạnh mẽ như họ và ganh tỵ với những người có khả năng hơn.

Loại thứ ba là Phật giáo Ngu Si, còn gọi là Phật giáo chịu thiệt thòi. Những tín đồ theo Phật Giáo loại này không thông minh như hai loại trước. Họ không biết làm thế nào để lèo lái giao dịch kinh doanh, hoặc tìm kiếm lợi thế từ hoàn cảnh hoặc tranh giành với nhau. Họ sẵn sàng đi theo sau người khác, sẵn sàng chịu khổ, tuân theo quy củ, và tuân hành theo sự thật - đó là lý do tại sao họ được gọi là ngu si.

Đây là loại Phật giáo không phổ biến lắm hiện nay, nhưng tất cả quý vị xem xét: thực sự ngu ngốc là gì, thực sự khôn ngoan là gì? Nếu Đức Phật Thích Ca còn sống, quý vị nghĩ ngài sẽ ủng hộ loại Phật Giáo nào? Có câu rằng người rất trí tuệ thì ra vẻ như kẻ khù khờ, và người thực sự có biện tài thì nói năng vụng về. Nếu quý vị có trí tuệ chân thật, quý vị không cần phải đeo mặt nạ giả và cố gắng gây ấn tượng với những người khác bằng sự khéo léo khôn ngoan của quý vị. Bây giờ, tất cả quý vị biết nơi thương hiệu nào của Phật giáo được giảng dạy. Nếu quý vị đồng ý rằng chúng tôi có thể hữu ích một chút thì quý vị nên tham dự trường học của Phật giáo Ngu Si, làm việc để truyền bá Chánh Pháp, và tốt nghiệp từ trường này."

Những cái nhướng mày và những tiếng thì thầm nhao lên. Phải thừa nhận rằng đây không phải là nói pháp theo tiêu chuẩn. Hòa Thượng sau đó nói:

"Khi đến Châu Á, phái đoàn này được học bài học Phật pháp ở tất cả các thời điểm trong ngày. Người thầy ngu si này học từ các môn đồ ngu si của mình, và các môn đệ ngu si học hỏi từ người thầy ngu si. Chúng tôi học ngu si lẫn nhau cho đến khi chúng tôi đã làm chủ được nghệ thuật ngu si. Sau đó chúng tôi sẽ từ từ chuyển nó thành Trí Tuệ. Nếu quý vị không biết làm thế nào để thực sự ngu si, thì không biết liệu quý vị có thể học để thành thực sự trí tuệ. Để lên đến đỉnh núi cao quý vị phải khởi hành từ phía dưới. Để xây dựng tòa nhà chọc trời quý vị xây dựng nền tảng từ mặt đất. Vì vậy, trong mỗi hành vi, hãy bắt đầu từ cơ bản.

Ở Mỹ, tình trạng học tập cũng giống như vậy. Tất cả các sinh viên và giảng viên tại Đại học Phật giáo Pháp Giới đang học Phật Pháp hàng ngày, tuỳ theo họ có thể tiếp nhận được bao nhiêu. Phật giáo chúng tôi nghiên cứu không phải là Phật giáo của Ấn Độ, của Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Nhật Bản, hay của Đại Hàn, nó chỉ đơn giản là Phật giáo. Phật giáo không có ranh giới, không có chủng tộc, không giáo phái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả đều có thể thành Phật.” Sự thật này không chỉ áp dụng cho chúng sanh của một số nước và không áp dụng cho các chúng sanh khác. Chúng sanh đầy khắp Hư Không. Đó là lý do tại sao tôi đã tự gọi Phật giáo là “Chúng Sanh Giáo”. Mỗi một chúng sanh đều có thể trở thành một vị Phật, và tất cả chư Phật có thể xoay thuyền từ bi trí tuệ để giáo hoá hàng ngàn hàng triệu chúng sanh, và cùng tu với chúng sanh. Bằng cách này, chư Phật và Bồ Tát ảnh hưởng đến tất cả chúng sanh để họ phát tâm Bồ Đề.

Trong chúng sanh, con người là một trong những loài thấm nhuần với tiềm năng cao nhất cho sự phát triển tâm linh. Do đó, Phật giáo cũng được gọi là "Nhân Giáo”. Chính con người thành Phật. Bây giờ, tất cả mọi người đều có tâm, vì vậy Phật giáo cũng là 'Tâm Giáo”. Do đó, mới nói rằng, "Phật, Tâm, và chúng sanh – cả ba đều là một và giống nhau". Bởi vì Phật giáo không có quốc tịch, không có ranh giới về chủng tộc, văn hóa, tại sao Phật tử lại sẵn sàng đưa mình vào một góc nhỏ? Tâm lượng của quý vị trở thành nhỏ hơn hạt bụi trần, và quý vị trở nên ích kỷ và vụ lợi. Bây giờ, cuối cùng, ai là người như thế? Chính là tôi. Tôi không nói về những người khác. Tôi là một người phạm tội nặng trong Phật giáo, một kẻ nổi loạn. Nhưng tôi mong muốn thay đổi theo hướng tốt và dẹp bỏ sự ích kỷ của tôi. Không phải Phật giáo là không hoàn hảo, mà là tôi đã không hoàn thiện chính bản thân tôi. Không phải là những người khác xấu ác, mà là tôi đã không thành công trong việc giáo hoá họ. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn nói,

Chân thật nhận lỗi mình,
Không bàn lỗi của người,
Lỗi người là lỗi mình.
Đồng thể tức Đại Bi.

Tôi không sợ kẻ ác. Họ càng ác, tôi càng muốn chuyển họ về nẻo thiện, không chỉ qua lời nói đẹp, nhưng qua thực hành thực sự. Chúng ta nên trở thành những mô hình để những người khác có thể chính họ nhìn thấy. Nếu quý vị chỉ ra một con đường nào đó để mọi người đi vào, thì quý vị nên trước hết hãy tự mình đi lên con đường đó để mọi người sẽ không vấp ngã vào tình trạng nguy hiểm."


Hòa Thượng lại cứu vãn tình thế một lần nữa. Những người có thể đã trở nên khó chịu với bài phát biểu trực chỉ của Thầy Hằng Thật thì bây giờ trở nên mềm mỏng lại với thông điệp khéo léo và nhẹ nhàng của Hòa Thượng. Những nghệ sĩ tài năng luôn luôn có khả năng xoay chuyển tình thế. Ngài vẽ một vòng tròn hoàn chỉnh và không để sót gì cả.

Thánh nhân nhận ra sự hợp nhất của tất cả vạn vật,
Và không thấy họ bị thiệt thòi.

Trang Tử
Hòa Thượng tiếp tục:
"Bây giờ chúng ta có đại nhân duyên để gặp nhau như thế này, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau. Những gì tôi nói có thể không đúng, nhưng tất cả quý vị nên dùng trí tuệ của mình để phán đoán điều nào đúng hay không đúng. Tôi nói với các đệ tử của tôi ở Mỹ là đừng mù quáng tin tôi, họ nên dùng trí tuệ của chính họ. Nếu quý vị trau dồi trí tuệ của quý vị thì cuối cùng quý vị sẽ có được Trạch Pháp Nhãn (mắt chọn Pháp). Đừng mang giày trên đầu của quý vị, hoặc đội mũ cho đôi giày của quý vị.

Như vậy, rốt ráo cái gì là đúng và cái gì là sai? Về cơ bản không có gì là hoàn toàn đúng hoặc sai. Một cái gì đó mà quý vị cho là đúng, khi nhìn từ một góc độ khác có thể trở thành sai trái, và ngược lại. Do đó,

Đạo là đi một bên,
Nhưng đạo lý thì đề cập cả hai phía.

Vì vậy, để xem xét sự việc có đúng hay không, đừng hỏi người khác, chỉ cần dùng Kim Cang Bảo Kiếm của quý vị và rất thành thật nhận lỗi của chính mình. Ví dụ, đối với những người tu hành chúng ta, chúng ta còn có bất kỳ tham lam nào không? Quý vị có thể tự kiểm tra rất dễ dàng. Người xuất gia có thể tự hỏi: "Tôi có khởi vọng tưởng suốt ngày về những người Hộ Pháp không?" Nếu quý vị có thì quý vị chưa vượt qua được tham lam, nếu quý vị không có thì có nghĩa là quý vị có ít tham lam, nhưng không phải là tham lam đã hoàn toàn biến mất. Khi quý vị gặp một cảnh giới, ví dụ như một người nào đó tặng quý vị một phong bì màu đỏ, quý vị có bắt đầu tính toán không biết là có một đô la, hoặc mười, hay một trăm, hoặc một ngàn đô la bên trong hay không? Nếu quý vị bận tâm với những câu hỏi như vậy trong tâm trí thì quý vị vẫn còn có tham lam. Nếu quý vị không có thì có nghĩa là quý vị đã tạm thời làm lắng đọng tâm tham lam của quý vị, chỉ như thế chứ không phải là tâm tham lam của quý vị đã hết hẳn.

Khi đồ ăn ngon xuất hiện trên bàn, quý vị có muốn ăn nhiều hơn phần bình thường của quý vị không? Đây là một thử nghiệm rất hay. Quý vị có mong muốn thực phẩm ngon lành, quý vị có tụng Kinh Ăn Uống cho mọi người không? Đây là một Kinh quý vị đọc tụng cho cư sĩ, nói rằng, "Hôm qua người nọ người kia đã chuẩn bị một bữa ăn hảo hạng cho tôi, người đó đã dùng các thành phần thực phẩm hảo hạng và tôi đã ăn nhiều gấp đôi.”

Khi quý vị nhìn thấy những người khác mặc quần áo đẹp, quý vị có khởi mong muốn có quần áo giống như họ không? Khi quý vị nhìn thấy những người khác sống trong những ngôi nhà thoải mái tiện nghi thì quý vị có khởi mong muốn có một lâu đài nguy nga không? Trong các vấn đề thế tục hàng ngày - ăn uống, mặc quần áo, ngủ nghỉ - quý vị có thể hiểu được tham lam của chính mình. Đừng lừa dối chính mình. Nếu quý vị có tham lam, hãy thay đổi nó, nếu quý vị không tham lam thì tiến lên với những gì chánh đáng. Điều tệ hại nhất để làm là phung phí thời gian của quý vị đi. Đây là điều đau đớn nhất trong tất cả.

Bây giờ tôi đến từ nước Mỹ, là một quốc gia dân chủ nhất. Mỗi khi tôi kết thúc bài giảng Kinh hay nói Pháp, tôi luôn luôn yêu cầu mọi người cho ý kiến hoặc lời chỉ trích. Do đó, tôi hoan nghênh bất cứ câu hỏi nào mà quý vị có thể có."

Có người hỏi: "Vì Hòa Thượng có thể kiểm soát các cơn bão trong hơn mười năm khi ngài đang sống tại Hồng Kông, ngài có thể từ bi ngăn chặn hoàn toàn tất cả các cơn bão đừng đến Hồng Kông không?"

Hoà Thượng cười và trả lời, "Quý vị cũng có thể yêu cầu tôi ngăn chặn để tất cả mọi người tại Hồng Kông khỏi chết." (Cười to và vỗ tay) "Những gì quý vị yêu cầu là không thể được. Những điều gì tôi có thể giúp người được, nếu tôi phải chờ đợi để được yêu cầu thì lúc đó là quá muộn!".

 HT Tuyên Hóa



Có phản hồi đến “Nếu Đức Phật Còn Sống, Ngài Sẽ Ủng Hộ Loại Hình Phật Giáo Nào? - HT Tuyên Hóa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com