Không có một nghi thức hay nghi lễ nào chung cho tất cả các Phật tử. Truyền thống tang lễ thay đổi khác nhau giữa các tông phái và quốc gia nơi tang lễ diễn ra tùy vào các lời dạy, niềm tin khác nhau của tôn giáo. Tuy nhiên, trọng tâm với Phật giáo là niềm tin về sự tái sinh – khái niệm cho biết mọi cuộc sống đều tồn tại theo chu kỳ và người chết có thể tái sinh. Một đám tang được tổ chức và xem như là một nghi lễ liên kết với cơ thể đang bị tách rời khỏi tâm để cho phép người quá cố phát triển và tái sinh. Mặc dù những người thân và bạn bè có thể bày tỏ lòng thương tiếc với sự ra đi của người thân, không khí thông thường cần phải được thanh tịnh, bình thản và nhạy cảm với người đã ra đi và hy vọng về sự phát triển tâm linh bên trong se giúp họ đạt được được trong cơ thể mới.
Nghi thức Phật giáo dành cho người chết
Trước khi qua đời, bạn bè và gia đình cùng tập trung xung quanh người chết để làm an lòng họ. Một sư thầy hay sư cô thường được thỉnh đến để trợ giúp. Những vị này sẽ dẫn chúng cầu nguyện tụng kinh xung quanh giường của người chết, một điều rất quan trọng theo truyền thống tang lễ Phật giáo. Lý tưởng nhất là việc tụng kinh là những điều cuối cùng người thân được nghe trước khi chết.
Quan điểm của Phật giáo về việc hiến tạng và ướp xác
Việc hiến tạng hay hiến xác đều được chấp nhận. Ướp xác cũng được cho phép trong Phật giáo mặc dù hỏa tang thường được khuyên và chấp nhận.
Chuẩn bị cho nhục thân người chết theo tang lễ Phật giáo
Người quá cố sẽ được tắm và mặc quần áo sau khi họ qua đời. Đây là truyền thống được gia đình và bạn bè thực hiện. Đồ mặc cho người quá cố là những quần áo bình thường mà người ấy thường mặc để chuẩn bị cho cuộc hành hương tâm linh của họ
Quan điểm của Phật giáo về tỉnh thức, xem quan và thăm viếng
Một quan tài đóng được đặt trong nhà trong ba ngày để mọi người tưởng niệm, chia buồn và đặt vòng hoa tang theo truyền thống.
Không có sự hướng dẫn nào đặc biệt về việc tổ chức trước khi nghi lễ an tang được tổ chức. Nếu có người đến thăm viếng, xem quan thì thường đơn giản bao gồm lạy bình thản, tụng kinh giống như tại giường người chết. Việc này có thể diễn ra ở những nơi thích hợp mà người đưa tang muốn. Các sư thầy hay sư cô thường có mặt cạnh bên.
Nhục thân được đặt trong một quan tài đơn giản mở ra cho mọi người cùng đến viếng và bày tỏ sự tôn kính. Một bàn thờ được đặt ở đầu quan tài với hình ảnh người chết, các vị thánh và hóa thân của Đức Phật. Thêm vào đó, bàn thờ còn có đèn cầy, nhang, hoa và quả.
Sau nghi lễ, quan tài được đóng và đưa đến nơi hỏa táng hay an táng.
Những phương pháp xử lý xác người chết
Phật giáo cho phép cả hỏa táng và an táng nhưng hỏa tang là phương pháp thường được dùng với các Phật tử vì Đức Phật đã được hỏa táng, ví dụ điển hình cho các Phật tử khác.
Hỏa táng trở nên phổ biến ngày nay vì hai lý do. Đầu tiên, hỏa táng ít tốn kém hơn là một quan tài để hỏa táng. Thứ hai, ít sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn.
“Một ngày nào đó, tất cả đất sẽ bị chiếm hết cho người chết và người sống sẽ không còn đất để sống . HT K Sri Dhammaanda Maha Thera.
Theo sau lễ hỏa táng, trà tỳ được đặt trong bình cốt. Một số truyền thống văn hóa Phật giáo chôn trà tỳ trong đất dọc theo các nghĩa địa được đánh dấu trong khi một số lưu giữ ở nhà hay ở nhà tang lễ.
Áo quần cho tang lễ
Những người đưa tiễn tang quyến thường mặc quần áo trắng trong tang lễ vì đây là màu tượng trưng cho đám tang và đau buồn ở Á Châu. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của phương Tây làm cho màu đen được chấp thuận.
Tang lễ Phật giáo và hình thức nghi lễ tưởng niệm
Sau khi bà nội của Peep qua đời vào ngày 10/5/2010, bà được tổ chức theo tang lễ Phật giáo của Lào. Vòng hoa được đặt quanh quan tài với ảnh rất lớn của người quá cố.
Tương tự như sự thức tỉnh, dịch vụ tang lễ Phật giáo có thể có nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi khác nhau. Điều cơ bản là dịch vụ thường được tổ chức theo phong cách Phật giáo tiêu biểu với sự khiêm tốn, tôn trọng và bình thản.
Điều này có nghĩ là nghi lễ kéo dài trong khoảng 45 phút đến một giờ và có thể diễn ra tại chùa, nhà của người quá cố hay nhà tang lễ.
Một hình thức khác có thể được chấp nhận với tro cốt của người quá cố hay quan tài phía trước phòng, với bàn thờ kế bên. Thêm vào đó, bất cứ loại hoa hay quà nào cũng đều được trưng bày ở đằng trước.
Khi đến viếng, người viếng nên đến trước bàn thờ, chắp tay cúi chào và yên lặng cầu nguyện một chút hay xin người quá cố tha thứ trước khi ngồi xuống với mọi người trước khi nghi lễ cầu nguyện bắt đầu.
Những người cầu nguyện và phúng điếu
Những người cầu nguyện thường do các sư thầy hay sư cô đảm trách. Người chủ lễ đọc kinh và hướng dẫn mọi người cùng tụng kinh. Các nhà sư thường mặc y áo vàng, với các nhà sư trưởng thượng và màu nâu cho những nhà sư trẻ hơn. Các sư cô thường mặc y áo màu nâu. Nghi lễ thiền hành thường được tổ chức sau đó.
Nghi lễ cũng có thể được hướng dẫn bởi những người khác như là các thành viên trong gia đình. Những băng tụng kinh có sẵn thỉnh thoảng được mở lên để hướng dẫn cả nhóm cùng tụng kinh.
Những lời khen ngợi với gia đình và bạn bè cũng được chấp nhận.
Nghi lễ Phật giáo về Thờ cúng và chôn cất
Đây là một phần cũng giống như sư tỉnh thức và dịch vụ tang lễ nhưng được giản hóa. Những người cầu nguyện đều cùng đọc, cùng tụng kinh và sau đó trà tỳ được nằm lại vĩnh viễn.
Kéo dài lễ tưởng niệm và thương tiếc theo Phật giáo
Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa và Mật Tông sẽ tưởng niệm người chết trong 49 ngày vì mọi người tin rằng đó là thời gian cần thiết cho một linh hồn được tái sinh.
Nghi lễ được gia đình và bạn bè tổ chứ mỗi tuần một lần sau khi hỏa táng. Nếu nhục thân được an táng, nghi lễ sẽ được tổ chức mỗi ba ngày. Nghi lễ bao gồm tụng kinh và cầu nguyện theo kinh, giống như tại các nghi thức tang lễ sau đó. Tuy nhiên, các nghi lễ này thường là thông dụng và thư giản hơn.
Thức ăn, thường là do ở nhà làm, luôn luôn được phục vụ sau khi tang lễ kết thúc. Bữa ăn này cũng tương tự như là tại các buổi tiệc tổ chức sau tang lễ ở phương Tây.
Truyền thống Phật giáo nguyên thủy thường không có nghi lễ kéo dài bởi vì họ tin rằng linh hồn của người quá cố đã được tái sinh ngay sau khi mất đi.
Ngọc Hằng dịch
Theo Philly.com