Mục Lục

Người tu hành lão luyện vì muốn liễu sinh thoát tử, nên họ giữ lấy câu thoại đầu một cách khẩn thiết, không một giây, một phút nào mà họ không dụng công.

Lần nầy Vạn Phật Thánh Thành đả thiền thất, và lại đả Phật thất, song trình độ chưa phải là chân chính đả thiền thất hay Phật-thất; bất quá quý-vị chỉ tập luyện mà thôi. Tại sao vậy? Bởi vì tập khí lỗi lầm từ vô lượng kiếp đến nay khiến mình lười biếng quen rồi, tất nhiên bây giờ chơn chính tu đạo, thì rất khó có thể làm được liền. Chùa Cao Mân ở Trung Hoa mỗi lần đả thiền thất thì quy luật của họ là không người nào được nói chuyện cả; một phút, một giây cũng không được làm biếng nghỉ ngơi. Trong thiền đường không thể tùy tiện đi lui đi tới, đi vô đi ra; cho dù mình có chết đi, thì thi thể cũng không được đem ra ngoài chôn, mà sẽ bị vất dưới ghế mà thôi.

Bây giờ ở đây đột nhiên kêu người ta dụng công như vậy, thì không thể được. Từ xưa ở Chùa Cao Mân những người tu hành lão luyện, đều đem tánh mạng đạo). Từ nơi chỗ rốt ráo này mà phát sinh ra nào Phật, nào Bồ-tát, nào Thánh, nào Trời, nào Ðất, nào Tiên.

Người dụng công phải chuyên tâm trì chí, không nên bị cảnh giới làm cho chuyển động. Tham thiền cần phải nhớ đạo lý trong Kinh Kim Cang: "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" tức là hãy để tâm vận hành ở chổ nó chẳng có trụ trước. Ðó là đạo lý căn bản mà Ngài Lục Tổ Huệ Năng khai ngộ. Nhưng có bao nhiêu người nghe qua rồi, tụng qua rồi được khai ngộ? Nên khi tôi giảng Kinh Kim Cang, tôi nói: "Kinh văn thì như vậy, nhưng khai ngộ có mấy ai?"

Lục Tổ Ðại Sư là người không biết chữ nghĩa gì hết, hằng ngày lên núi đốn củi đem về bán, nhưng khi nghe một câu kinh Ngài liền khai ngộ. Ðó là vì trong nhiều kiếp trước Lục Tổ Ðại Sư đã hết sức chân thật tu hành, nên khi nghe qua câu Kinh Kim Cang thì liền khai ngộ. Tại sao chúng ta bây giờ nghe qua nhiều lần mà vẫn chưa khai ngộ? Là vì từ xưa mình chưa có tu hành, chỉ thích coi truyền hình, xem xi-nê, đi nhảy đầm, ăn uống vui chơi, chưa từng nghiên cứu qua kinh điển.

Kinh Kim Cang lại còn dạy rằng: "Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng." Trong lúc tọa thiền thì mình có ngã tướng, có nhân tướng hay không? Có chúng sinh tướng hay không? Có thọ giả tướng hay không? Nếu muốn chẳng có thì mình phải tìm cách quét sạch đi bốn tướng đó; khiến ba cái tâm biến mất đi, tức là tâm hiện tại, tâm quá khứ, tâm vị lai. Ba tâm nầy không thể nắm bắt được thì tứ tướng đó làm sao mà có.

Kinh Kim Cang lại nói rằng:

Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh.

Như lộ diệc như điển, ứng tác như thị quán.

Nghĩa là:

Tất cả pháp hữu vi, như mộng mị huyền ảo,

Như bọt bèo bóng tối, như sương đọng,

như điện chớp, phải thấy suốt như vậy.

Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã

Thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa là:

Nếu thấy ta có sắc tướng, tìm Ta nơi âm thanh

Kẻ đó đi đường tà, chẳng thấy được Như Lai.

Khi chúng ta tọa thiền, đừng để âm thanh làm cho ta động tâm, đừng tùy theo sắc tướng mà làm ta xoay chuyển. Có người tu hành đã lâu rồi, nhưng khi có được cảnh giới thì chấp trước vào cảnh giới, đó là sai lầm. Mình phải "Thính nhi bất văn, thị nhi bất kiến." Nghĩa là nghe nhưng không lọt vào tai, nhìn mà không có thấy. Không nghe, không thấy thì sẽ không bị cảnh giới chuyển lay.

Giảng ngày 18 tháng 12 năm 1982

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “42.Thiền Thất Hối Ngữ ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com