Đi chùa chiền thì dễ nhưng việc hiểu các giá trị văn hóa để làm sao giữ được nét thanh lịch nơi cửa thiền thì không phải ai cũng biết.

Đi lễ chùa hành thiện, tích đức là một việc tốt cần phải được giữ gìn, nhưng trái lại nếu đi chùa để cầu an cho những việc làm xấu thì đó là hành động cần phải bị phê phán. Có đi lễ những ngày rằm mới chứng kiến cảnh dòng người tấp nập, chen lấn xô đấy nhau, cố gắng dâng tấu, sớ, khấn vái mong Đức Phật chứng giám. Hay tệ hại hơn nữa là bắt gặp những hình ảnh các cô gái trẻ, mặc trang phục mát mẻ như đi biển thì mới thấy đúng là văn hóa lễ chùa chưa được phổ cập rộng rãi.

Chắc chắn ai là công dân Việt Nam cũng đều nghe tiếng chuông chùa hoặc tiếng kinh, tiếng mõ của nhà chùa. Nhất là ở vùng đồng bằng thì mỗi làng xã ở Việt Nam đều có ngôi chùa Phật giáo. Hình ảnh mái chùa từ nhỏ đã thấm vào mỗi con người Việt Nam nên trong những dịp lễ hội như ngày Phật đản, ngày Rằm tháng Bảy (Lễ Vu lan báo hiếu), ngày Rằm Trung thu hoặc ngày lễ Tết của dân tộc, sân chùa là nơi tụ tập mọi người để chung vui. Chùa là nơi để thờ Phật, là chốn linh thiêng, thanh tịnh để tín đồ, phật tử mỗi tháng hai lần dâng hương, đăng, hoa, trà, quả lễ Phật. Trước kia, những sản vật dâng lên cúng Phật xong thường được đem phát chẩn cho người nghèo khó. Như vậy, ngôi chùa truyền thống có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Đó là nơi để người giàu có san sẻ với những người nghèo khó. Hiện nay, Phật giáo nước ta vẫn đang thực hiện được điều này, góp phần cùng xã hội thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh và làm tốt công việc từ thiện, nhân đạo, cứu đói trợ nghèo, để lại thiện tâm cho chúng sanh hướng đến cửa Phật.

Theo quan điểm của Phật giáo, có một số lý do để người ta đến chùa lễ Phật.

Thứ nhất, đối với người am hiểu đạo Phật thì họ đến chùa là để cầu an, kính công đức, mong cho gia đình, người thân được bình an.

Thứ hai, những người không tĩnh tâm nhưng vẫn đi chùa cầu phúc. Phần lớn những người này vì vấn đề miếng cơm manh áo, muốn tìm đến nơi cửa thiền mong được tĩnh lại cái tâm, làm dịu tâm hồn.

Đức Phật ban phúc cho muôn dân an lành, dạy con người hướng thiện, nghiệp chướng sinh ra từ lời nói. Con người muốn tạo phúc tốt cho gia đình, con cháu thì điều tất yếu là phải biết giữ cho cái tâm được tịnh, kìm bớt lòng tham tầm thường. Không nhất thiết phải tu tại chùa mà có thể tu tại tâm mới là tốt, tu rèn tâm hồn theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời sống và làm việc chấp hành theo những quy định của pháp luật.

(Theo Báo Xây Dựng)



Có phản hồi đến “Hành Xử Văn Hóa Nơi Cửa Thiền ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com