Cô đơn? Cô đơn là trạng thái mà chúng ta đều trải qua. Cô đơn hay trong tâm trạng cô đơn chẳng có gì là sai. Ví dụ, có một từ theo tiếng Đức kết hợp với rừng trở thành cô đơn hay cô độc. Tuy nhiên cô đơn hay cô độc không phải là tiêu cực, buồn chán hay sợ hãi. Thay vào đó, đó là cảm giác trở về với tự tánh như là đang đi vào rừng một mình. Bình thản và an lành.

Bằng cách hiểu cảm giác tự nhiên của chúng ta về cô đơn trên thế giới và việc phản ứng lại với các cảm giác đó, chúng ta có thể nhận ra làm thế nào để đương đầu với cô đơn. Những tài nguyên tuyệt vời tồn tại để nhận ra và đương đầu với những triệu chứng không khỏe mạnh của cô đơn – lấy từ trí tuệ cổ xưa và hiện đại.

Có đôi khi chúng ta cảm thấy quá cô đơn, chúng ta cảm thấy chúng ta muốn chết – nhưng bạn có thể chết vì cô đơn không? Thật không phải như vậy nhưng các nghiên cứu gần đầy đã tìm thấy rằng cảm giác hoàn toàn cô đơn có thể nguy hại đến sức khỏe của bạn. Nó có thể làm tăng nguy cơ chết sớm lên đến 14% bằng cách làm giảm khả năng của não trong việc học, nhớ và quyết định – suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến sung phù – tăng cường việc cứng động mạch dẫn đến cao huyết áp và làm tăng những phản ứng hóa học chống trả giảm khả năng đương đầu với căng thẳng.

Có một vòng lặp tiêu cực ở đây về thể chất cũng như cảm xúc và tâm thần. Khi chúng ta cảm thấy rằng như mình cảm giác chúng ta là người duy nhất trên thế giới, cảm giác của việc tự cô lập , xa lánh và trầm cảm không chỉ ở trong tâm mà nó tăng cả trong cơ thể của chúng ta bằng cách tăng những hóa chất dẫn đến việc lo lắng và căng thẳng hơn dẫn đến trầm cảm ơn và tiếp tục như vậy. Thông qua vòng luẩn quẩn này, chúng ta có thể thấy tâm, thân và tinh thần đều có sự đan xen với nhau và có điều kiện với nhau. May mắn là các cảm nhận thuộc về nhau, vui vẻ giúp tạo ra vòng phản hồi tiêu cực làm tăng cường hạnh phúc tự nhiên của chúng ta.

Một cửa sổ khác về cô đơn được tìm thấy trong xã hội của chúng ta. Trong hai thập niêm qua, các nhà khoa học thần kinh đã tìm ra rằng chúng ta được sinh ra với bộ não có mối liên hệ gắn kết lẫn nhau. Trên tất cả, con người đều có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau từ thời đồ đá. Sự nhấn mạnh của chúng ta về chủ nghĩa cá nhân có thể dẫn đến việc khổ đau nhiều hơn khi con người trở nên xa cách, không liên hệ với nhau, với gia đình và xã hội . Hơn thế nữa, khi con người cố gắng hoặc nhồi nhét sự bao che về cảm giác cô đơn, họ thường bám vào những thú vui và mục đích phù du và với thời gian chứng minh sự không thỏa mán dẫn đến sự bực bội hơn.

Một giải pháp cơ bản là tu tập chánh niệm. Chánh niệm có nghĩa là nhận biết những gì trong hiện tại với thái độ tò mò và tử tế - mở rộng với dòng chảy của tâm thức mà chúng ta đang bơi mà không phải thêm vào sự quán xét hay thêm các câu chuyện vào đó. Một phương pháp phổ biến bắt đầu là an trú ự nhận biết vào hơi thở. Tâm của chúng ta có thể đi khắp 10,000 hướng nhưng cơ thể và hơi thở của chúng ta luôn ở đây ngay bây giờ. Chúng ta có thể luôn luôn dừng lại, thở và cười.

Khi chúng ta không chánh niệm, chúng ta thường phản ứng lại theo thói quen. Với sự nhận thức, chúng ta có thể phản ánh và đáp ứng với sự phân biệt với những gì nguy hại hay là có lợi theo bất cứ tình huống nào. Nhà tâm thần học Vikor E. Frankl đã nói rất hay rằng “Giữa những sự kích thích và phản ứng có khoảng trống. Trong khoảng trống đó là sức mạnh của chúng ta để chọn lựa phản ứng. Các phản ứng của chúng ta nằm trong sự phát triển và tự do của chính mình.”

Với sự tuyệt vời và mạnh mẽ về giải pháp cho vấn đề này, vẫn có điều tự hỏi rằng chánh niệm đang trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe như yoga. Thật sự, nó có nguồn gốc từ con đường của nhà Phật gọi là thiền Vipassana hay bên trong thiền định. Lấy từ những lời dạy giàu trí tuệ của Phật giáo, chúng ta tìm thấy có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chống chọi lại với cô đơn.

Rất nhiều lần, Đức Phật đã dạy điều mà Ngài gọi là “con đường tốt hơn để sống cô đơn” Dù sống trong một cộng đồng, với một người bạn, hay với đối tác, ‘sống một mình” có nghĩa là có chủ quyền với cuộc sống của bạn. Chỉ có bạn biết nó có nóng không; chỉ có bạn biết nó có lạnh hay không. Không ai làm chủa tâm của bạn ngoài bạn.

Hơn thế nũa, bạn không bị kéo ra khỏi những gì của quá khư, lo lắng cho tương lai. Bạn hoàn toàn trong hiện tại – giây phút duy nhất có mặt cho bạn để sống. Nếu bạn dừng lại và ôn lại điều gì đã xảy ra, hay ôn lại những gì bạn có thể sẽ làm, đó là sự lựa chọn có ý thức được thực hiện trong khi vẫn dựa vào những gì có trong tầm tay. Tôi có thể chứng minh đây là con đường tuyệt vời để sống một mình.

Chúng ta là một loài vật có khả năng nhận biết về chính mình. Nếu chúng ta không biết trân quý tài sản này kết nối tất cả chúng ta lại với nhau, chúng ta có lẽ sẽ có khuynh hướng trở nên quá tự phụ. Sau đó, chúng ta hành xử như một diva, ngôi sao của các loại nhạc opera, mà cả thế giới đều bao quanh Tôi-tôi-tôi. Hay theo ngôn ngữ cô đơn, chúng ta có cảm giác chúng ta đã được lựa chọn ra để nhận một sự trừng phạt đặc biệt vì cảm thấy cô đơn. Để chống lại sự cô đơn như thế này mà thực tế điều kỳ diệu của con người là tự nhận ra rằng chính chúng ta là những người quay xung quanh trong một cái lồng làm cho thế giới dường như chao đảo. Chậm lại, sau đó chúng ta có thể quán xét làm thế nào cánh cửa lồng đã được ở và chúng ta có thể đi vào sự tự do.

Vậy tất cả những điều này sẽ như thế nào khi hẹn hò? À, với một người khác thêm giá trị vào cuộc sống của tôi, và với tôi rất tốt cho người nào đó – Tôi cần phải thật vững và thoải mái với chính bản thân mình. Ngược lại, sự hiện diện của tôi không thể đạt bất cứ điều gì trong cuộc sống của người khác hay họ có thể cảm thấy ý nghĩa với tôi. Khi một người trên con đường tự nhận ra bản thân mình gặp một người đồng hành thì bạn không thể đi lạc. Cả hai cùng ủng hộ, cùng chăm sóc, và thêm vào không gian cuộc sống của mỗi người. Sau đó hiểu biết lẫn nhau sâu hơn, cho chúng ta khả năng để trao tặng và nhận lấy tình yêu chân chính.

Ngọc Hằng dịch

Theo Loveagain.com



Có phản hồi đến “Làm Thế Nào Để Vượt Qua Cô Đơn Bình An Theo Quan Điểm Phật Giáo?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com