(LX) (Tik. II, 1) (It. 51)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do bố thí tác thành, phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệp do sự tu tập tác thành. Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Hãy để cho người ấy,
Học tập làm công đức,
Hướng dẫn đến tương lai
Đem lại căn an lạc.
Hãy tu tập bố thí,
Tập sở hành an tịnh,
Và tu tập từ tâm,
Tu xong ba pháp ấy,
Những pháp khởi lạc thọ.
Bậc Hiền trí được sanh,
Tại thế giới an lạc,
Không phiền não hận thù.

٠nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXI) (Tik. II, 2) (It. 52)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba con mắt này. Thế nào là ba? Mắt thịt, mắt chư Thiên và mắt trí tuệ. Này các Tỷ-kheo có ba loại mắt này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Mắt thịt, mắt chư Thiên,
Vô thượng mắt trí tuệ,
Có ba loại mắt ấy,
Được bậc Vô thượng nhân,
Đã tuyên bố trình bày,
Sanh khởi của mắt thịt,
Con đường mắt chư Thiên,
Từ đấy, trí khởi lên,
Tuệ nhãn là tối thượng,
Ai chứng được mắt ấy,
Giải thoát mọi đau khổ.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXII) (Tik. II, 3) (It. 53)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, tri căn, cụ tri căn (căn: "Tôi sẽ biết điều chưa được biết "; căn về sự biết; căn của người đã biết). Này các Tỷ-kheo, có ba loại căn này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Vị hữu học học tập,
Đi theo con đường thẳng,
Ở trong sự diệt tận,
Trí thứ nhất khởi lên,
Từ đó không gián đoạn,
Tiếp theo là chơn trí,
Chính từ chơn trí ấy,
Đạt được sự giải thoát
Chắc chắn vị như vậy,
Là vị có chánh trí,
Giải thoát ta bất động,
Nhờ diệt hữu kiết sử,
Vị đầy đủ các căn
Chắc chắn được an tịnh,
Và ưa thích con đường,
Đưa đến sự an tịnh,
Mang thân thể cuối cùng,
Sau khi đánh bại được٣ ma với con voi
Được cỡi khi lâm trận.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXIII) (Tip. II, 4) (It. 53)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba thời gian này. Thế nào là ba? Thời gian quá khứ, thời gian tương lại, thời gian hiện taĩi. Này các Tỷ-kheo, có ba thời gian này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Chúng sanh cần tưởng đến
Những gì được tuyên bố,
An trú thật vững vàng,
Trên điều được tuyên bố
Nếu không có liễu tri,
Điều đáng được tuyên bố,
Họ đi đến ách nạn,
Dưới ách của thần chết.
Nếu đã liễu tri được
Điều đáng được tuyên bố,
Vị ấy không nghĩ đến,
Điều đã được nói lên,
Chính nhờ có tâm ý,
Giải thoát được cảm giác,
Về con đường an tịnh
Vô thượng không gì hơn.
Ai thật được đầy đủ,
Về điều đáng tuyên bố,
Tự mình được an tịnh,
Ưa thích đường an tịnh,
Sống bình tĩnh tinh tấn.
An trú trên chánh pháp,
Vị ấy vượt tên gọi,
Thành đạt được trí tuệ.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXIV) (Tik. II, 5) (It. 54)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba ác hành này. Thế nào là ba? Thân ác hành, ngữ ác hành, ý ác hành. Này các Tỷ-kheo, có ba ác hành này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Làm ác hạnh về thân,
Làm ác hạnh về lời,
Làm ác hạnh về ý,
Và bất cứ hạnh gì,
Đều được gọi hạnh ác,
Không làm nghiệp lành nào,
Làm nhiều nghiệp không thiện,
Khi thân hoại mạng chung,
Với trí tuệ hạ liệt,
Vị ấy phải sanh vào
Trong cảnh giới địa ngục.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXV) (Tik. II, 6) (It. 55)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba thiện hành này. Thế nào là ba? Thân thiện hành, ngữ thiện hành, ý thiện hành. Này các Tỷ-kheo, có ba thiện hành này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Từ bỏ thân làm ác,
Từ bỏ lời nói ác,
Từ bỏ ý nghĩ ác,
Và bất cứ hạnh gì,
Được gọi là hạnh ác,
Không làm các điều ác,
Làm nhiêù những hạnh lành,
Khi thân hoại mạng chung,
Với trí tuệ thù thắng,
Vị ấy được sanh lên,
Trong cảnh giới chư Thiên.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXVI) (Tik. II, 7) (It. 55)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời thanh tịnh, ý thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Thân và lời thanh tịnh
Và ý cũng thanh tịnh,
Không có các lậu hoặc,
Đầy đủ sự thanh tịnh,
Vị như vậy được gọi
Đã từ bỏ tất cả.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXVII) (Tik. II, 8) (It. 56)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba trầm lặng này. Thế nào là ba? Thân trầm lặng, lời trầm lặng, ý trầm lặng. Này các Tỷ-kheo, có ba trầm lặng này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Thân và lời trầm lặng
Và ý cũng trầm lặng,
Không có các lậu hoặc,
Đầy đủ với trầm lặng
Của các bậc chân ẩn sĩ,
Đuợc tên gọi là vị
Đã tắm sạch điều ác.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXVIII) (Tik. II, 9) (It. 56)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, với ai tham chưa đoạn tận, sân chưa đoạn tận, si chưa đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, người ấy được gọi là người bị trói buộc với Ác ma, bị bầy lưới của Ác ma bao trùm, bị làm theo ý Ác ma muốn. Này các Tỷ-kheo, với ai tham đã đoạn tận, sân đã đoạn tận, si đã đoạn tận, này các Tỷ-kheo, người ấy được gọi là người không trói buộc với Ác ma, được thoát khỏi bẫy lưới của Ác ma, không bị làm theo Ác ma muốn.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến

Với ai đã từ bỏ
Tham, sân và vô minh,
Vị ấy được gọi là
Đã tu tập tự ngã,
Đã trở thành Phạm Thiên
Bậc Như Lai, Phật-đà,
Bậc đã vượt qua được,
Hận thù và sợ hãi,
Bậc đoạn tận tất cả,
Được gọi danh như vậy.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(LXIX) (Tik. II, 10) (It. 57)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, này các Tỷ-kheo, tham chưa đoạn tận, sân chưa đoạn tận, si chưa đoạn tận; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị chưa vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài La-sát. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo ni nào, tham đã đoạn tận, sân đã đoạn tận, si đã đoạn tận; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là: "Đã vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài la-sát, đã vượt qua bờ kia, là vị Bà-la-môn đã đứng trên đất liền.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Với ai đã từ bỏ
Tham, sanh và vô minh,
Vị ấy được gọi là
Đã vượt qua biển này,
Với cá mập, Dạ-xoa,
Với sóng biển hãi hùng,
Rất khó được vượt qua,
Là vị vượt ác triền,
Đã từ bỏ thần chết,
Không còn có sanh y,
Đã từ bỏ đau khổ,
Không còn có tái sanh,
Đã đi đến mục đích,
Không thể ước lượng được,
Ta nói rằng vị ấy
Làm ma vương si ám.

٠nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

HT Thích Minh Châu



Có phản hồi đến “Ba Pháp - Phẩm 2”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com