Mục Lục

Đây là chuyện người thực việc thực, xảy ra tại triều Tống nước tôi, nhân vật chánh sau đó đã chuyển thế tái sinh tại Đài Loan. Mời bạn kiên nhẫn xem để hiểu thêm về báo ứng nhân quả.

Triều Tống có nàng công chúa tên Thăng Hoa, tính rất kiêu kỳ, tuổi vừa đôi chín, chưa kết hôn, xinh đẹp vô song.

Ngày nọ nàng ở tại cung điện Chiêu Hòa nghe phụ vương và mẫu hậu nhắc đến tân khoa trạng nguyên Mạnh Đạt, một thanh niên có tài văn chương thi phú, hơn nữa còn chơi đàn rất giỏi.

Sau đỏ hoàng đế mời tân khoa trạng nguyên nhập cung để đàn cho vương công quý tộc thưởng thức và ra lịnh triệu tập hoàng hậu, quý phi, công chúa, các vương tử (trong ba cung, bảy mươi hai viện) đồng đến Dưỡng Sinh Điện uống rượu nghe nhạc, vua ra lịnh cho Mạnh Đạt khảy đàn. Mạnh Đạt vừa đàn vừa hát, lời ca trầm ấm du dương.

Mọi người nghe đều càm động, cùng vỗ tay tán thưởng. Các quý phi và công chúa xôn xao binh phẩm về Mạnh Đạt. Riêng công chúa Thăng Hoa thấy Mạnh Đạt tài mạo song toàn, phong độ thanh cao, khôi ngô anh tuấn, thì lòng rất ngưỡng mộ.

Hôm nọ, hoảng đế và hoàng hậu đang bàn hôn sự cho Thăng Hoa, đúng lúc nàng đi tới. Hoàng đế liền nói: – Con đến thật đúng lúc, chúng ta đang bàn về hôn sự của con, con đã có ý trung nhân chưa?

Công chúa thẹn thùng thưa: – Con nay tuổi mới mười tám, hãy còn nhỏ lắm, phụ vương cần chi phải vội vàng…?

Hoàng hậu đứng bên cạnh vội bảo: -18 tuổi đâu còn nhỏ nhít gì, hồi ta 16 tuổi là đã vào cung hầu hoàng thượng, tính đến nay đã hơn hai mươi năm-“Nam lớn cưới vợ, gái lớn gã chồng” – nếu để lâu, chì càng phát sinh rầu lo thêm thôi, ngày sau con sẽ hối vì muộn màng đó!

Công chúa bị hoàng hậu thúc ép, đành nói:

– Hôm nay thấy tân khoa trạng nguyên Mạnh Đạt tuổi trẻ tài cao, rất có triền vọng, coi bộ là bậc nhân tài, chàng không những văn chương tuyệt luân, lại đàn giỏi hát hay… thật đáng ngưỡng mộ!

Hoàng đế và Hoàng hậu thấy Thăng Hoa luôn miệng khen Mạnh Đạt, hiểu ngay là công chúa rất ưa chàng, bèn âm thầm phái tể tướng làm mai, se duyên cho hai người.

Hai ngày sau, đúng lúc Mạnh Đạt có việc vào cung thăm tể tướng, ông liền hỏi:

-Tân khoa trạng nguyên tuổi trẻ tài cao, tính nết, dung mạo đều bất phàm, chẳng biết đã có vợ hay chưa?

Mạnh Đạt thưa: -Vãn sinh đã thành thân từ hơn bốn năm trước rồi ạ!

Tể tướng lắc đầu nói:

– Tiếc quá! Tiếc quá! Hồm nay thiên tử thấy ngươi khôi ngô anh tuấn, tài mạo hơn người nên có ý muốn đem công chúa Thăng Hoa gả cho ngươi, chẳng biết ý ngươi thế nào?

Mạnh Đạt vừa nghe qua, hồi hộp thưa:

– Ý ngài nói… bệ hạ muốn chọn tôi làm phò mã ư?

– Đúng vậy, ông trạng ơi! ông hãy suy nghĩ cân nhắc thử xem, nếu mà ông cưới công chúa và trở thành phò mã thì cả đời tha hồ hưởng vinh hoa phú quý không hết đó!

Mạnh Đạt liền nghĩ tới gia cảnh nghèo nàn của mình, ngay cái chuyện cơm ngày ba bữa cũng là mối lo lớn, cả đến món tiền lên kinh ứng thí cũng do vợ chàng cắt tóc bán đi mới có được, nếu như phải quay lại sống cảnh cơ hàn khổ sở như xưa, chàng thực không muốn chút nào… Huống chi công chúa Thăng Hoa dung nhan thập phần kiều diễm, có được cơ hội vin long tựa phụng như vậy thi ai lại không muốn kia chứ? Thế là chàng đồng ý.

Không bao lâu, đám cưới Mạnh Đạt và công chúa diễn ra linh đình. Đêm tân hôn, giây phút Mạnh Đạt giở khăn tân nương ra, nhìn thấy công chúa xinh đẹp mỹ lệ, còn nhoẽn miệng cười duyên với chảng, Mạnh Đạt vô cùng đắc ý. Vì vừa đỗ tân khoa trạng nguyên đã được tuyền ngay làm phò mã, thực là: “Mười năm hàn vi không ai ngó, vừa mớ/ thành danh được quý ngay!’’.

Mạnh Đạt đi thi một lần đó, đến nay đã ba năm không quay về. Chàng hoàn toàn quên hẳn quê nhà có người vự cũ mòn mỏi ngóng trông, nàng đã hi sinh, cắt phăng mái tóc đẹp bán cho chàng đi thi. Thật là con người bạc tình phụ nghĩa, có mới quên cũ.

Hôm nọ, Mỹ Loan, vợ cũ của Mạnh Đạt, nghe đồn là Mạnh Đạt hiện giờ đang làm quan. Nàng vui mừng khôn xiết, vội đi vay hàng xóm hai lạng bạc, để lên kinh đoàn tụ cùng chòng.

Trên đường, Mỹ Loan nếm đủ mùi gian nan vất vả, cuối cùng cũng đến được kinh thành. Nhưng đến đây nàng nhận được tin trời giáng: Mạnh Đạt giờ đã làm phò mã, đang sống hạnh phúc với công chúa Thăng Hoa. Lòng nàng càng bi ai khi nghĩ đến cảnh minh bơ vơ ờ chốn kinh thành, chung quanh không có ai thân thích… Bị chồng phụ tình say duyên mới, nàng đau khổ muốn khóc nhưng nước mắt không trào ra được.

Sau đó nàng nghĩ: “Đã đến kinh thành, may rủi gì cũng phải đánh liều, thử đến gặp chồng xeni sao?”

Nàng hỏi thăm và biết dinh thự phò mã ở phía tây ngoại thành, bèn đi thẳng đến đó. Nhằm lúc Mạnh Đạt đi vắng, nàng phải tới lui ngót ba lần mới tìm được Mạnh Đạt. Mạnh Đạt vừa nhìn thấy nàng, tỏ vẻ hết sức căng thẳng, vội sắp xếp cho nàng ờ nhờ một nhà dân gần đấy.

Từ đó, Mạnh Đạt thường giấu Thăng Hoa, lén đến thăm vợ cũ. Ba tháng sau, Mỹ Loan mang thai, việc này không bao lâu cũng đồn đến tai công chúa.

Thăng Hoa đùng đùng nổi giận, nhưng chẳng biết xử trí ra sao, đành đem việc này bàn với tỳ nữ thân tín là A Kiều. A Kiều bảo phải lập tức “ban tử” ngay cho vợ cũ Mạnh Đạt để tránh “đêm dài lắm mộng”. Công chúa nghe bàn, cảm thấy có lý, lập tức lệnh cho A Kiều đi tìm Mỹ Loan.

A kiều vội đi tìm thư đồng tâm phúc của Mạnh Đạt, hỏi thăm tông tích vợ trước của chàng. Mới đầu thư đồng chẳng chịu nói, A Kiều liền tặng cho y mười lượng bạc, thế là thư đồng tối mắt, liền khai ra: -“Vợ trước Mạnh Đạt đang ngụ tại nhà Trương Tam ở phía đông ngoại thành, cách đây không xa”.

A kiều moi được tin này rất hài lòng, hí hửng quay về tấu trình cho công chúa hay, công chúa liền lệnh cho A Kiều đi mời Mỹ Loan tới.

Mỹ Loan đáng thương trước đây sống tại làng quê cùng chồng, từng nếm qua tháng ngày hàn vi gian khổ, nhưng vợ chồng họ rất khắng khít yêu thương. Vì Mạnh Đạt học cao, có tài, lại đàn giỏi hát hay, nên dân làng hết sức mến mộ họ.

Sau đó vì Mạnh Đạt muốn thực hiện hoài bão lý tưởng mình, bèn lên kinh ứng thí. Vừa thi, chàng đã đậu trạng nguyên. Nhưng bất hạnh thay, chàng lại lọt mắt xanh công chúa, được tuyển làm phò mã. Một lần đi thi ba năm bặt tin, do vậy mà Mỹ Loan phải lặn lội ngàn dặm tìm chồng.

Sau khi Mạnh Đạt đã sắp nàng ngụ tại nhà người bạn thân họ Trương. Ngày nào chàng cũng đến thăm Mỹ Loan. Chẳng bao lâu thì Mỹ Loan hoài thai. Mạnh Đạt trong lòng rắt vui, thầm nghĩ chẳng mấy chốc nữa mình sẽ được làm cha, chàng hớn hở đem chuyện này báo cho các bạn thân hay. Nào ngờ do sự tình không giữ được bí mật, chuyện bị đổn lan đến tai Thăng Hoa, nàng nổi thịnh nộ và lịnh cho tỳ nữ tâm phúc đi tìm Mỹ Loan tính sổ.

A Kiều đến chỗ Mỹ Loan đúng lúc họ Trương đi vắng, chỉ có Mỹ Loan ở nhà. Nhìn thấy Mỹ Loan duyên dáng khả ái, trắng da dài tóc, tay chân mướt rượt, trông rất nhàn nhã ung dung… A Kiều thầm nghĩ: “Đúng là bộ dạng của kẻ được sủng ái tưng tiu đây! Ả xinh đẹp như vậy, hèn chi mà phò mã mê mệt, không thể nào quên được vợ yêu!”… A Kiều tức tối lắm nhưng cố vờ như không biết chuyện, giả bộ nói:

– Xin hỏi, Mỹ Loan có ở nhà hay không ạ?

Mỹ Loan ngạc nghiên khi thấy trước mắt là một cô gái mặt y phục sang trọng, nhất định không phải con nhà dân giả, nhưng vì sao lại tìm mình? Tuy thắc mắc, song nàng vẫn đáp:

-Tôi là Mỹ Loan, cô là ai? Tỉm tôi có chuyện gì?

A Kiều nói: – Tôi là tỳ nữ của công chúa Thăng Hoa, công chúa phái tôi đến mời cô vào hưởng vinh hoa phú quý, cô hãy mau đi cùng tôi đến cung phò mã, không nên ngụ lâu ở chỗ nghèo hèn này.

Mỹ Loan nghe nói vô cùng mừng rỡ, vội cùng A Kiều lên xe ngựa đi thẳng đến chỗ công chúa. Công chúa thấy Mỹ Loan tới, trong lòng rất mừng, thầm nghĩ:

-A! Con Mỹ Loan đáng ghét này, hãy xem ta trị tội nó…

Phần Mỹ Loan được đến dinh phò mã thì thập phần sung sướng. Dinh phò mã rộng rãi, tráng ỉệ nguy nga. Nàng thấy công chúa Thăng Hoa ngồi tít trên cao, hai bên tỳ nữ đứng xếp hàng dài, các gia nhân công chúa đang bận rộn vào ra. Công chúa tuy xinh đẹp vô song, nhưng nàng đang ghen nên trông rất dữ và hết sức oai vệ khiến Mỹ Loan thầm sợ hãi. Một cảm giác không lành chợt nổi lên trong lòng nàng.

Thăng Hoa hỏi Mỹ Loan:

– Ngươi là Mỹ Loan, người mà Mạnh Đạt cưới ở quê đó hả?

Mỹ Loan vội thưa:

-Dân nữ chính là Mỹ Loan, người phối ngẫu của Mạnh Đạt. Nhân vì chàng lên kinh lâu quá không về, nên tôi phải lên kinh tìm để cùng nhau xum họp. Kính mong công chúa ban ân, tác thành nguyện vọng của dân nữ.

Công chúa vừa nghe qua, nổi lôi đình, vội đập bàn truyền lịnh:

-Trong đây có ba trăm lạng bạc để cho ngươi cút xéo về quê, từ rày trờ đi phải ân đoạn nghĩa tuyệt với Mạnh Đạt, cấm không cho mi tới lui cùng hắn nữa!

-Mỹ Loan nghe vậy, hết sức buồn rầu, òa khốc tức tửi, nói:

-Tôi không cần bạc, tôi chỉ cần chồng tôi mà thôi!

Công chúa thấy dùng tiền bạc chẳng có hiệu quả, nàng ngẫm nghĩ: “Giờ chỉ còn nước giết Mỹ Loan để dứt trừ hậu hoạn như A Kiều bày”, bèn quát:

– Ả tiện nhân đáng ghét kia! Rượu mừng không uống, lại muốn uống rượu phạt. Ta có lòng tốt ban cho ngươi tiền, ngươi lại không thèm lấy, thực là khiến ta tức chết đi! Được lắm! Quân đâu? Hãy lôi con tiện tỳ lớn mật này đem giết quách cho ta!

Mỹ Loan thấy công chúa cư xử như thế thỉ quá tức nên buột miệng mắng:

– Thăng Hoa, mi thật là khả ố! Đã giựt chồng ta, còn muốn giết ta diệt khẩu. Ta dù có thành quỷ cũng quyết tìm ngươi mà báo thù!

Nhưng gia đinh công chúa không đợi Mỹ Loan nói dứt câu, đã kéo nàng đi hạ sát rổi tiện tay chôn thây nơi đồng cỏ ngoài thành.

Sau đó không lâu, lúc công chúa ra ngoài tản bộ, tình cờ nghe hai tỳ nữ thỉ thầm to nhỏ về chuyện nàng giết tỉnh địch. Công chúa rất phiền bực, không biết làm sao cho êm chuyện. Lúc đó nhũ mẫu nàng ở cạnh bên liền hiến kế:

– Công nương, sao không đem toàn bộ nô tỳ biết chuyện ngày hôm đó giết hết đi? Để tránh ngày sau phò mã hay được, sẽ rạn vỡ hạnh phúc vợ chồng…

– Công chúa nghe nhũ mẫu nói có lý, bèn truyền lịnh gọi mười mấy nữ tỳ tới, âm thầm ban án tử cho tất cả. (Trong đây có nữ tỳ A Nga là chị ruột của A Dân) hai chị em họ đồng làm nữ tỳ trong cung công chúa. Do tỷ muội tình thâm,

A dân nghe hung tin công chúa muốn giết chị mình, vội chạy đến trước công chúa, xin tha tội cho A Nga.

A Dân quỳ trước công chúa khóc nối: – Con van công nương! Xin hãy mở lòng từ đừng giết chị con – Con nguyện cả đời làm trâu ngựa – Cúi xin công chúa đừng giết chị con…

Thăng Hoa tâm tư đang rất bực bội nên không đếm xỉa gì tới lời thỉnh cầu của A Dân, nàng phất tay ra hiệu cho cô thối lui, nào dè bên cạnh công chúa còn có một cái bàn nhỏ, binh hoa trên bàn ngay lúc đó bị tay nàng phẩy trúng, rơi xuống… và đập mạnh vào đầu A Dân, chĩ thấy A Dân thét lên một tiếng thảm thương, máu tuôn đầy mặt… Công chúa nhìn thấy cà kinh, vội kêu đại phu tới dìu A Dân đi chữa trị. Nhưng máu chảy nhiều quá, mấy ngày sau thì A Dân chết.

Phò mã Mạnh Đạt đáng thương từ đầu tới cuối không hề biết các hành vi tàn nhẫn của công chúa Thăng Hoa kiều diễm. Nàng đã khéo léo che đậy bưng bít mọi chuyện.

Mười mấy năm sau, công chúa Thăng Hoa chết, Mạnh Đạt cũng tiếp nối mạng vong.

Cùng chuyển thế đầu thai tại Đài Loan

Năm Dân Quốc 38, (1949) phò mã Mạnh Đạt đầu thai vào gia đỉnh họ Ngô ở Đài Nam, tên là Dân Hùng. Lên 5-6 tuổi thì Dân Hùng học đàn Vi-ô-lông, bởi vì kiếp trước vốn có sẵn tài đánh đàn, cho nên đời này năng khiếu ấy còn tiềm ẩn. Nhạc sư chì cần dạy một là Dân Hùng hiểu mười. Thêm nữa tiếng đàn của Dân Hùng hay vượt xa thầy, âm thanh vô cùng mỹ diệu.

Thật trùng hợp, Thăng Hoa lúc này cũng chuyển thế đầu thai vào một gia đình làm nông ở Cao Hùng, tên là Mỹ Lệ. Thời gian qua rất nhanh, chớp mắt đã hai mươi mẩy năm, Mỹ Lệ đà trưởng đại, thành một cô gái thông minh khả ái. Còn Dân Hùng trong kiếp hiện tại này, học nhạc được mười mấy năm thì xuất ngoại du học, chàng sang Âu châu bái danh sư học đàn Vi-ô-lông. Sau khi thành tài, về nước, nổi tiếng là một danh cầm.

Không bao lâu thì chàng được thân hữu giới thiệu quen biết Mỹ Lệ, đôi bên giao lưu suốt hai năm. Họ cảm thấy rất tâm đầu ý hợp, tình cảm phát sinh ngày càng thân thiết. Thế là họ cưới nhau và dời đến Đài Bắc cư ngụ. Mái ấm của Mỹ Lệ và Dân Hùng cũng giống như bao cặp phu thê bình thường khác.

Mấy năm sau, Mỹ Lệ quen biết nhiều bạn tốt, được hướng dẫn quy y Tam bảo, nàng trở thành một đệ tử thuần thảnh của Phật giáo. Suốt ngày giữ khẩu đức, ăn chay. Hơn nữa nàng rất hay đến chùa tạo phúc cúng dường.

Sau khi hiểu sâu pháp Phật, Mỹ Lệ luôn khuyên lơn chồng, mong chảng có thể quy ỵ Tam-bảo, nhưng Dân Hùng không nghe lời nàng khuyên, hằng ngày đắm chìm trong ngũ dục, Mỹ Lệ cảm thấy rất khổ tâm, nàng thường ờ trước Phật đường niệm Phật, cầu Bổ-tát hiển linh thức tỉnh chồng mình.

Ngày nọ, bạn bè Dân Hùng tặng cho chàng một con cua bự, Dân Hùng rất thích, thầm nghĩ tối nay sẽ có được bữa ăn ngon.

Mỹ Lệ thấỵ vậy thầm than khổ, nàng thừa biết tính khí của chồng, con cua bự này tối nay nhất định sẽ nằm gọn trong bụng chàng, thế là nàng âm thầm cầu Bồ-tát Quan Thế Âm cứu con cua.

Ban ngày trôi qua rất nhanh, bóng đêm nối nhau tràn đến. Mỹ Lệ tránh né không làm con cua, điềm nhiên vào phòng chuẩn bị ngủ, Dân Hùng bảo nàng:

– Em cứ đi ngủ trước, anh phải đến nhà bếp nấu cua ăn để tẩm bổ.

Mỹ Lệ nghe, trong lòng không vui, tội con cua sắp bị chồng xơi thịt, nàng âm thầm cầu nguyện Bồ-tát Quan Thế Âm hiển linh cứu con vật đáng thương kia, để chòng nàng không ăn nó.

Dân Hùng xuống nhà bếp, bắc nước lên vả bật lò nấu nước. Chảng chuẩn bị bắt cua bò vào nước sôi, trong lúc khẩn trương này thi kỳ tích bỗng dưng xuất hiện.

Dân Hùng ngạc nhiên nhìn con cua, không biết vi sao nó cứ quay mòng mòng trong thùng, thấy Dân Hùng thò tay định bắt, thi nó vội đưa càng lên run rẩy… tỏ vẻ rất sợ hãi,

Dân Hùng thấy vậy thi ngây người ra ngó, trong lòng bỗng lóe lên ý nghĩ: “Sao mình quá ích kỷ, vì muốn ăn ngon, sướng miệng một chút mả toan kết liễu mạng con cua đáng thương. Con cua này thật tội nghiệp biết bao!” Thế lả chàng quyết định, ngày mai trời sáng sẽ đem cua đi phóng sinh.

Lúc này Mỹ Lệ trong phòng ngủ vạn phần nóng ruột, vì không biết mạng sống con cua ra sao nên nàng cứ niệm danh Bồ-tát Quan Âm liên tục để cầu cho con cua, niệm được mười mấy phút, lòng vẫn không an nên nàng quyết định đi xuống nhà bếp tim Dân Hùng.

Vừa mới đi ra nàng đã gặp chồng ngay trước cửa phòng, nàng hỏi Dân Hùng: – Anh có ăn con cua ấy không vậy?

Dân Hùng lắc đầu, trả lời: – Không! Anh không ăn nó! Anh định sáng mai đem nó đi phóng sinh. Em hãy xuống bếp mà xem, con cua vẫn còn sống.

Mỹ Lệ nghe nói, bán tín bán nghi, thầm nghĩ đây là chuyện không thể, chồng nàng đang nôn nóng muốn có món ăn ngon, con cua kia làm sao thoát được?… Hồi nãy chàng cứ khăng khăng đòi làm thịt cua mà? Sao bây giờ lại muốn phóng sinh nó? Mỹ Lệ thắc mắc vô cùng, vừa nghĩ nàng vừa đi vào nhà bếp xem, thì thấy đúng là con cua vẫn còn nằm trong thùng.

Mỹ Lệ đi vào phòng ngủ hỏi chồng mọi sự. Dân Hùng liền kể hết chuyện vừa xảy ra cho nàng nghe, Mỹ Lệ chợt nhớ lại tình huống này giống như hai câu trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn đã diễn tả: “Niệm bỉ Quán Âm lực, tức thời khởi từ tâm’’

Đây có lẽ nhờ uy thần vĩ đại của Bồ-tát Quan Âm hiển linh cứu con cua. Sáng hôm sau hai vợ chồng cùng ngồi vào xe hơl, Dân Hùng lái xe đem cua đi phóng sinh.

Vào mùa xuân, cây cối xanh tươi, các nhánh cây trổ chồi non lố nhố, giống như những mầm sống mới bắt đầu. Xe dừng dưới một cội cây to, Mỹ Lệ xách thùng đựng cua xuống xe, hai người chuẩn bị thả nó xuống suối. Họ niệm danh hiệu Bồ-tát Quan Thế Âm, tụng chú Đại Bi và niệm Phật A Di Đà… Khi con cua nghe niệm thánh hiệu Phật, Bồ-tát, nó tỏ vẻ rất hớn hở. Bấy giờ Mỹ Lệ và Dân Hùng mới phát hiện con cua này thật khả ái, Dân Hùng cũng nhận ra mình quá tàn độc vì đã ăn thịt biết bao loài thủy tộc đáng thương. Bây giờ nhờ thả con cua mà chàng hiểu được, loài vật cũng có tình cảm, nhưng con người hằng ngày lại đem những loài vật đáng yêu này quay, nướng, chưng, rim… Thật là bất nhẫn quá.

Mỹ Lệ đặt thùng xuống, con cua bò ra, đưa hai càng lên, bộ điệu rất vui vẻ như bái chào từ biệt, giống như cảm tạ họ đã ban ân cứu mạng nó. Dân Hùng nhìn thấy thái độ tri ân của con cua, lòng rất cảm động, chàng âm thầm quyết định, kể từ hôm nay sẽ trường trai cùng vợ.

Mỹ Lệ có một cô em gái, thưởng cảm thấy lá phổi đau đớn, sau đó cô đến bịnh viện kiểm tra và chụp X quang, bác sĩ nói là không có bịnh gỉ, nhưng nhìn trên phim chụp lại thấy có hai lỗ to, chẳng biết lả thế nào. Sau đó em gái Mỷ Lệ sực nhớ tới hồi nhỏ, cô thường chơi nghịch ngắt bẻ cánh bọ rầy vả chuồn chuồn, lạí còn chọc thùng hai lồ trên thân chúng, bây giở nhin hai lỗ thủng trên phim X quang cô thấy giống y như hai lồ thủng cô thường dùi trên thân chuòn chuồn.

Mỹ Lệ có một người anh hai, lúc 30 tuổi đột nhiên hai chân không thể cử động. Bác sĩ khám cũng không tìm ra nguyên nhân. Sau Mỹ Lệ tặng cho anh một cuốn kinh Bồ-tát Địa Tạng Vương, anh đọc rồi, hiểu sâu và chợt nhớ, hồi nhỏ mình thường bẻ chân dế mèn, chuồn chuồn, bọ ngựa và các con thú nhỏ khác. Do vậy mà giờ bị quả báo hai chân không cử động. Đây chính là trong kinh Địa Tạng Vương, có nói: “Nếu tàn hại sinh vật, thì bị quả báo tai ương, thương tật”

Mỹ Lệ thấy chuyện nhân quả báo ứng của anh trai và em gái, trong lòng thường nghĩ đến việc sát sinh chồng chất của mình, không kể trong nhiều kiếp sinh tử luân hồi đã qua, chỉ tính kiếp này thôi cũng đủ sợ. Vì lúc chưa biết Phật pháp, do ngu muội nàng đã sát sinh rất nhiều nên bây giờ nàng thầm lo, chẳng biết bao giờ quả báo sẽ giáng xuống đầu mình?

Bởi vỉ hồi trước chồng nàng thích ăn mặn, ưa xơi đủ thứ thịt và hải sản, vì vậy mà nàng thường phải giết gà vịt, sát sinh đủ loài để làm chồng vui. cổ nhân thường nói: “Quân tử lánh xa nhà bếp”, Ắt là nguyên nhân này đây! – Bởi vỉ trong bếp sát sinh rất nhiều, người quân tử không nỡ nhìn và nghe, cho nên không xuống bếp.

Từ khi Mỹ Lệ hiểu Phật pháp rồi, mới biết đến chuyện nhân quả trả vay báo ứng. Do tội sát sinh nên sau khi qui y Phật không lâu thì nàng phát bịnh, đi chữa chạy khắp thầy thuốc đông y, tây y toàn tỉnh, mà bịnh vẫn không lành.

Bạn bè Dân Hùng hay tin Mỹ Lệ bịnh, sẵn dịp chính phủ mở cửa – cho phép dân Đài Loan sang thăm Đại Lục – nên họ giới thiệu và khuyên vợ chồng Dân Hùng hãy qua Đại Lục trị bịnh.

Thế là hai vợ chồng liền đáp phi cơ sang Thái, rồi từ đó bay sang Bắc Kinh. Ngồi trên phi cơ, hai vợ chồng dự tính là trước tiên họ sẽ đi thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, ghé Thiên An Môn và tham quan cung điện hoàng đế… Rồi mới vào y viện Bắc Kinh trị bịnh sau.

Phi cơ vừa đáp xuống Bắc Kinh, hai vợ chồng liền tìm một hướng dẫn viên thành phố để nhờ họ dẫn đến Thiên An Môn trước. Chính tại đây, một chuyện kỳ lạ xảy ra.

Quãng trường Thiên An Môn rất rộng lớn, hai vợ chồng đi ngót hơn bốn tiếng đồng hồ, đi đến hai chân mỏi nhừ, sau đó Mỹ Lệ rời Dân Hùng tìm đến nhà vệ sinh công cộng.

Lúc đi vào nhà xí, nàng bỗng thấy một đốm sáng màu đỏ nhấp nháy xẹt qua, trông rất kỳ quái và đáng sợ, nàng nghĩ chắc do mình hoa mắt… Đi vệ sinh xong, nàng đem việc này kể cho Dân Hùng nghe, bị Dân Hùng ỉa cho một trận, chàng nói: – Em cứ đòi đi mãi đi hoài cho mệt đuối, đến nỗi bây giờ đầu váng mắt hoa, mới trông gà hỏa cuốc, nhìn đông ra tây như vậy đó!

Nhưng, lúc Dân Hùng đến nhà vệ sinh công cộng, vừa mở cửa nhà xí ra, thì đột nhiên cũng thấy một đốm sáng màu đỏ lóe lên, lòng Dân Hùng thoáng dấy chút sợ hãi, vì chàng có cảm giác như đang gặp phải đố thủ khí kình chống. Hai người đi nhà xí xong, thì đầu Mỹ Lê chợt đau như muốn vỡ tung. Dân Hùng và anh hướng dẫn viên đành hộ tống nàng về khách sạn.

Mới đi được nửa đường, thì thấy sắc mặt Mỹ Lệ càng lúc càng nhợt nhạt. Trên đường nàng cứ khóc mãi không thôi. Dân Hùng đành đưa Mỹ Lệ đến y viện. Vào bịnh viện Báac Kinh, các bác sĩ cho Mỹ Lệ uống thuốc và nàng ngủ thiếp đi.

Hôm sau, Dân Hùng vừa đến bịnh viện thì cô hộ lýkéo chàng qua một bên nói nhỏ:

– Ngô tiên sinh, Mỹ Lệ vợ ông có thái độ rấ kỳ, ông hãy tự mình đi vào xem thì sẽ biế ngay!

Dân Hùng liên vào phòng thăm vợ, thấ Mỹ Lệ nằm dài trên giường, giọng nói nàng biến đổi rất lạ, giống như là người khác, nàng nói:

– Ta là tỳ nữ Tống triều, ngày xưa hầu công chúa Thăng Hoa! Tiền thân Lâm Mỹ Lệ chính là Công chúa Thăng Hoa, còn mi – Ngô Dân Hùng – tức là phò mã chồng nàng kiếp xưa. Công chúa Thăng Hoa nhân vì giết phu nhân Mỹ Loan (vợ trước của phò mã) nên đã giết luôn mười mấy người tỳ nữ biết chuyện để diệt khẩu. Nhóm quỷ nữ chúng ta tìm kiếm công chúa Thăng Hoa đã rấ lâu rồi, hôm nay cuối cùng các người cũng dẫn xác tới, giờ chúng ta muốn đòi mạng ả, ả phải bồi thường cho chúng ta….

Hồn quỷ nói xong, Mỹ Lệ bị hàhd đau đớn khóc to không dứt.

Dân Hùng nghe oan quỷ nói, không kìm được run sợ đến phá rét, chàng nghĩ nhất định hồi nãy cô hộ lý chắc đã nghe qua những lời nói lạ lùng này rồi. Chàng sợ đến muố bỏ chạy, nhưng vẫn ráng làm gan, thu hết can đảm, cố ra vẻ cứng cỏi nói:

– Cầu…cầu xin các vị oan quỷ hãy tha cho vợ tôi một phen, các vị nếu cóyêu cầu gì chúng tôi đều đáp ứng tất, chỉ xin các vị tha mạng cho vợ tôi.

Hồn quỷ nói:

– Không dễ gì tha thứ đâu, ả hại chúng ta chết quáthê thảm! Có nhiều người phải nhận lấy cái chết oan khuất không minh bạch! Mi bảo chúng ta tha cho ả được sa? Như Thế chẳng phải là quá dễ dàng cho ả! Mi cho biế chúng ta bị ả hại chết rồi tì đọa xuống địa ngục ở trong ngục nhận chịu trăm ngàn thống khổ, không bao lâu mới từ địa ngục được thả ra, nhóm chúng ta đọa vào cõi quỷ sống vất vưởng bơ vơ vô chủ, chỉ biết nương theo gió lẩn quẩn quanh Thiên An Môn….Giờ đã gặp Thăng Hoa chuyển thế thành Mỹ Lệ, chúng ta đang tìm ả mà báo oán cừu kiếp trước đây!

Dân Hùng nghe quỷ thịnh nộ kể lể, liền nói:

-Tôi thấy cách này là tốt nah61t: các vị đã rất thống khổ, hãy để tôi kêu Mỹ Lệ xuấ tiền làm đám và lễ tụng một bộ Lương Hoàng Sám để cầu siêu cho các vị. Chỉ cần các vị chịu tha mạng cho Mỹ Lệ, nương vào công đức Lương hoàng Sám, các vị sẽ sớm siêu sinh…..

Quỷ nói: – Được, nế hôm nay không phải mi nói tha thiết hế tình, thì chúng ta nhất quyết đòi mạng ả. Nhưng giờ đây mi đã hứa…? Thì phải biết giữ lời! Nếu không, chúng ta sẽ quay lại bắt ả báo thù! Thôi chúng ta đi đây…

Giọng nói Mỹ Lệ đã trở lại bình thường như xưa, nhưng nàng lại chìm vào hôn mê bất tỉnh. Dân Hùng vội kêu bác sĩ, họ trị liệu xong, mặt nàng mới dần dần khởi sắc. Mỹ Lệ nằm viện suốt mười mấy ngày, thân thể dần chuyển tốt. Suốt thời gian Mỹ Lệ nằm viện, Dân Hùng một mực ở kề bên chăm sóc trông nom tử tế. Nửa tháng sau, bác sĩ cho Mỹ Lệ xuất viện.

Thấy vợ lành mạnh rồi, Dân Hùng bảo: – Nghe nói Bắc Kinh có rất nhiểu cổ vật, các bạn anh từng căn dặn chúng mình hễ đến đây thì ít nhất, phải mua một thứ cổ vật gi đỏ đem về.

Mỹ Lệ xuất viện được ba ngày thì Dân Hùng đưa nàng đến gian hàng bán đồ cổ.

Đây là một gian hàng đồ cổ nổi danh. Nhưng thêm một việc kỳ quái nữa phát sinh, hai vợ chồng vừa đến nơi thì nhân viên sốt sắng mời hai người thưởng ngoạn. Dân Hùng ngắm các món đồ cổ xinh đẹp đang chưng bày la liệt và cầm lên một cái chén sứ, còn đang săm soi thì chủ quầy vội nói:

-Tiên sinh thật có mắt tinh đời, đây là cái chén Cửu Long Ngọc của hoàng đế triều Minh, rất trân quỷ, dùng để ăn cơm. Nếu ông ưa nó thì tôi sẽ giảm chút giá, bán rẻ cho! Chỉ lấy một vạn năm ngàn tiền Đài Loan (tương đương 440 USD) thôi.

Mỹ Lệ đứng bên nghe vậy tức giận nối:

– Một cái chén nhỏ xíu, mà tính giá như vậy là quá đăt! ông chủ quán nè, ông có uống lộn thuốc không vậy? – Một vạn năm ngàn tiền Đài Loan tương đương 440 USD! Trong khi công nhân các ông tính theo tiền Đại Lục lương mỗi tháng chỉ có 6 -7 usd, bộ ông nghĩ dân Đài Loan chúng tôi toàn là hạng giàu có, nên mới nói giá trên trời như vậy hả?

Dân Hùng nghe vợ ca cẩm, cảm thấy nàng nói có lý. Chàng tiếp tục thưởng ngoạn các thứ khác. Cả hai cứ đi tới, đi tới mãi… Bỗng Mỹ Lệ nhìn thấy một đôi bình hoa rất đẹp cao khoảng 25cm, đột nhiên nàng tỏ vẻ rất sợ hãi, giọng nói cũng thay đổi nghe rất lạ:

-Tôi không muốn xem bình hoa! Tôi bị công chúa Thăng Hoa dùng bình này đập vào đầu chảy rất nhiều máu, chảy mãi… chảy mãi., cho tới chết… Một đời này của tôi sợ nhất là thấy bình hoa! Tôi không muốn xem nữa, tôi rất sợ, sợ lắm… Nhanh lên! Nhanh lên! Mau đem binh hoa dẹp đi, đem ngay ra đi! Tôi không muốn thấy nó, tôi không muốn nhìn thấy bình hoa đáng sợ này!…

Bây giờ Dân Hùng mới biết là hồn quỷ ở trên thân Mỹ Lệ đang nói. Chàng không biết xử trí ra sao. Nhìn thấy Mỹ Lệ té xỉu, chàng vội gọi điện kêu xe cấp cứu đưa vợ đến bịnh viện.

Bác sĩ nói: – Bà nhà mới xuất viện không bao lâu, do bồi dưỡng chưa đủ, lại thêm bị sốc, cần phải nhập viện lại, nếu không sẽ nguy đến tính mạng. Tốt nhất nên ông nên đưa bà về Đài Loan, vào bịnh viện lớn cấp cứu.

Dân Hùng hết cách, đành nghe theo bác sĩ, lập tức đáp phi cơ về nước.

Tụng kinh cầu cho oan quỷ

Về tới Đài Loan, Dân Hùng tức tốc đưa Mỹ Lệ vào bịnh viện Đài Đại, bác sĩ tỉm không ra nguyên nhân hồn mê của Mỹ Lệ, đành truyền nước biển hỗ trợ thêm cho nàng. Dân Hùng nhìn thấy vợ ngày càng nguy, vội đi tìm sư phụ An ở ngôi chùa X và thỉnh Tâng, Ni trong chùa đến trợ niệm vãng sinh cho Mỹ Lệ.

Tụng hai ngày hai đêm. Nhưng Mỹ Lệ từ đầu đến cuối vẫn hôn mê không tỉnh, Sư An thấy tình hình Mỹ Lệ như vậy, đành hỏi Dân Hùng:

– Vợ ông qua Đại Lục có phát sinh việc gi kỳ quái chăng? Nếu không, vì sao trợ niệm mãi mà tình trạng vẫn không thay đổi? ông hãy ráng nhớ lại xem!

Dân Hùng suy nghĩ rất lung, sau đó mới đem những chuyện xảy ra bên Đại Lục nhất nhất kể hết ra. Sư An lại hỏi Dân Hùng:

– Thế khi các vị quay về, không hề tụng Lương Hoàng Sám để cầu siêu cho oan quỷ à?

Dân Hùng lắc đầu đáp:

– Không! Trong thời gian vợ tồi nằm viện, tôi bận chăm sóc, không có thời gian để đi đến các chùa mời thỉnh chư tăng tụng Lương Hoàng Sám giải oan cho quỷ…

Sư An nghe Dân Hùng nói vậy, liền bảo:

– Vợ ông bịnh nhất định lả bị các oan gia trái chủ trong quá khử đến đòi nợ, những oan gia này là các hồn quỷ mà hai vị đã gặp ờ Đại Lục. Chắc chắn họ đã thọ khổ trong ba đường ác. Vợ chồng các vị nay đã biết tu tập, vì vậy oan quỷ đặc biệt tới đòi các vị hồi hướng công đức và tụng kinh Lương Hoàng Sám cầu siêu cho họ, do vậy mà vợ ông vô phương vãng sinh! Tốt nhất ông nên phát nguyện siêu độ cho oan quỳ. Nếu không bác sĩ cũng bó tay, không thề nào chữa lành bịnh vợ ông…

Dân Hùng nghe nói, mắt rưng rưng lệ. Suy nghĩ một hồi chàng khấn vái:

– Những oan quỷ của chúng tôi ơi! Xin đừng đòi mạng vợ tôi, chỉ cần cô ấy lành bịnh, thân thể khang kiện rồi, tôi nhất định sẽ thỉnh thầy và chư Tăng – Ni tụng một bộ kinh Lương Hoàng Sám cầu siêu cho chư vị.

Dân Hùng hứa xong, đột nhiên thấy Mỹ Lệ cử động, bắt đầu thở được, sư An và các tu sĩ thấy bịnh Mỹ Lệ chuyển tốt, bèn từ giã Dân Hùng quay về chùa.

Mỹ Lệ nằm viện suốt ba tháng, Dân Hùng do bận rộn chăm sóc Mỹ Lệ mà gầy tọp đi. Sau khi xuất viện, Mỹ Lệ được Dân Hùng dìu về nhà nằm dưỡng.

Không bao lâu sau thì nàng dần hồi phục, mạnh khỏe.

Đề giúp họ thực hiện lời hứa với oan quỷ, Sư An tổ chức đại lễ tụng Lương Hoàng Sám tại chùa.Trong đại lễ này, ngoài Dân Hùng và vợ còn có em gái và anh trai Mỹ Lệ cũng đến tham dự.Toàn gia cùng tụng Lương Hoàng Sám.

Mọi người tụng vang vang:

“Trên Hội Lương Hoàng Sám, hoa tung bay.. Tụng lễ sám xong, tội diệt ngay! Xin nguyện tương phùng cùng nhau trong pháp hội…

Đại lễ sám hối khai mạc được hơn một giờ thi việc lạ xảy ra, trên đầu Mỹ Lệ bỗng xuất mồ hôi lạnh, to như hột đậu, hạt hạt thi nhau rơi xuống, nàng bị chóng mặt, hoa mắt, Dân Hùng nhìn thấy vợ thần sắc nhợt nhạt, vội hỏi:

– Em sao thế, có chuyện gì vậy?

Mỹ Lệ không còn trụ vững nữa, cũng chẳng thể trả lời, mặt chuyển sang sắc đen. Dân Hùng liền bảo em gái Mỹ Lệ:

-Trông Mỹ Lệ sắc mặt kém quá, em hãy mau vào trong chùa xin chư Tăng dành cho chúng ta một chỗ để cho Mỹ Lệ tạm nghỉ dưỡng. Có thể do Mỹ Lệ vừa mới ra viện không lâu, lạy phải tụng kinh lễ sám quá mệt… Em hãy mau thỉnh sư An đến, e sẽ xảy ra chuyện, anh dìu Mỹ Lệ đi nghĩ trước…

Em gái Mỹ Lệ vội đi mời sư An, sư chỉ chỗ nghỉ ngơi cho Mỹ Lệ. Mỹ Lệ vừa nằm xuống thi bắt đầu lân lộn đau đớn trên giường, Dân Hùng và em gái Mỹ Lệ không biết làm sao, vội hỏi sư An nên làm sao cho tốt?

Sư đáp:

– Căn cứ theo kinh thuyết, tụng Lương Hoảng Sám có thể giúp vong quỷ siêu thăng thiên giới, nhưng nếu người có nghiệp chưởng sâu nặng hoặc kẻ đang bị oan quỷ đòi nợ mà tham dự pháp hội Lương Hoàng Sảm, thì sẽ phát bịnh, hoặc nhức đầu, thân thể đau đớn…

Dân Hùng lại hỏi sư An:

-Thưa ngài, vậy tình trạng của vợ con bao giờ mới lành?

Sư An lắc đầu nói:

– Rất khó đoán, mỗi người nghiệp chướng không đồng. Vì vậy thời gian bịnh hành cũng khác nhau, bao giờ bịnh vợ ông chuyển tổt cũng không ai biết được.

Ngay lúc đó Mỹ Lệ đau đớn rên to, âm thanh hãi hùng vang trời vang đất, mọi người đành đứng nhìn, bó tay hết cách, không biết xử trí ra sao.

Đột nhiên giọng nói Mỹ Lệ đổi khác, thổ âm rất lạ, khóc kể thảm thiết:

-Ta là Mỹ Loan, phối ngẫu của phò mã, chồng công chúa Thăng Hoa đời Tống. Thăng Hoa không những đoạt chồng của ta, còn giết ta chết thảm. Ta chết rất oan uổng, lòng đầy căm hận, nên đã kêu oan trước điện Diêm la vương. Diêm vương rất thông cảm hoàn cảnh ta, vừa mất chồng lại bị giết hại, nên đã chấp nhận cho ta được phép tìm Thăng Hoa ( nay đã đầu thai thảnh Mỹ Lệ) đòi nợ báo oán! – Này Lâm Mỹ Lệ! Hăy đền mạng cho ta!

Mọi người chứng kiến tại hiện trường đều kinh sợ, xương cốt phát run. Đây chính là trong kinh từng nói: “Nhân duyên hội đủ, quả báo tới lá phải trả”.

Sư An đành đứng ra khuyên:

– Này Mỹ Loan, xin cô hãy bao dung, giơ cao đánh khẽ, tha cho Lâm Mỹ Lệ được toàn mạng. Bởi hiện nay Mỹ Lệ đã biết ăn chay tập tu. Còn nguyện vỉ các vị tụng một bộ Lương Hoàng Sám cầu siêu, hi vọng các vị có thể nương công đức này mà siêu thăng thiên giới, không cần phải đi tìm cô ấy báo thù làm chi cho thêm phiền lụy. Hãy tha cô ấy đi, có được không?

Oan quỷ nói:

– Ả này trong kiếp trước, lúc làm Thăng Hoa công chúa, đã tạo ác giết người vô số, lại thêm nhiều đời nhiều kiếp mê ăn thịt loài vật, sát hại gà,vịt, cả , heo v.v… Tội ác ả tạo lớn như núi tu di, đúng như trong kinh Địa Tạng từng nói: “Tội kia quá to, sâu như biển lớn, làm chướng ngại thánh đạo”… Vậy thì có lẽ nào, chỉ nhờ vào công đức tụng một bộ kinh Lương Hoàng Sám nhỏ xíu, mả mong có thể chống đỡ, phủi hết mọi tội lỗi nặng nề hay sao?

Sư An nghe, cảm thấy oan quỷ nói rất đúng, dịu giọng khuyên:

– Đúng vậy, cô nói không sai. Tuy Mỹ Lệ tạo tội oan nghiệt rất lớn, nhưng mong cô nghĩ lại, vì trong kinh điển cũng từng thuyết: “Chỉ cần người đó có tâm ăn năn sám hối, chịu thành tâm sám hối các nghiệp ác mình đã tạo từ các kiếp xa xưa, quyết tâm tu sửa, hướng thiện, nỗ lực tu hành, biết tạo công đức, siêng tụng kinh điển, chuyên tâm trì chú hay niệm danh Phật, Bồ-tát, nương nhờ oai lực chư Phật Bồ-tát, mà có thể tội nặng được trả báo nhẹ”…

Oan quỷ khóc nói:

– Sư thầy lý luận như thế thì mối hận thâm thù trong quá khứ của tôi suốt bao nhiêu năm cũng không còn cách chi báo oán? Nếu vậy tôi chẳng cam tâm, tôi nhất định phải báothùl

Sư An giải thích:

– Tôi không hề có ý nói như vậy để làm cô thiệt thòi! Xét tình hình hiện thời, chính lòng căm hận thâm sâu đã lưu giữ cô ở mãi trong ba đường ác. Như thế rất là khổ, khiến cô vô phương chuyển thế đầu thai. Bây giờ cừu nhân của cô – là vợ chổng Mỹ Lệ – đang rất hổi cải, họ đã biết tích đức tạo thiện, trường trai, chân thành tu hành sửa lỗi… Vậy thì xin cô hãy bao dung, mở lòng tha thử để tâm tư cô nhẹ nhàng và có thể thăng hoa bay lên cao… để cô có thể hưởng được hạnh phúc an lạc mà cô đáng được hưởng… Cô chẳng nên tìm họ đòi nợ nữa, tôi khuyên cô hãy chuyển tâm hận thành tâm lành hỉ xả, điều này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cô. Vì tâm tốt chiêu cảnh tốt. Hiện thời cô hãy năng lui tới chùa tham dự các pháp hội, chịu khó nghe kinh tập tu và chấp nhận ban cho oan gia của cô một cơ hội tu hành, chuộc lỗi, để họ tạo công đức hồi hướng đến các vị, để các vị có thể chuyển thế đầu thai vào cõi lành. Như vậy chẳng phải sẽ tốt hơn rất nhiều sao? Tất cả do tâm tạo, chịu buông xả oán hận là các vị không còn phải ở trong ba đường ác chịu khổ. Cô có đồng ỷ không?

Oan quỷ nghe sư A phân giải, dịu giọng nói:

– Hôm nay nếu chẳng phải thầy thuyết có nghĩa có tình và hợp iý, thì tôi nhất quyết không tha cho ả. Này Lâm Mỹ Lệ, ngươi phải nhớ rõ, nợ kia sau này ta sẽ tính – nếu như ngươi không tu đàng hoàng, lòng hối cải không chân thành – Ngươi phải làm thật nhiều, thật nhiều công đức để hồi hướng cho tất cả oan quỷ chúng ta. Nếu không chúng ta sẽ đến hành tội tàn khốc. Giờ Ta đi đây!

Oan quỷ đi rồi, Mỹ Lệ hòi phục như cũ. Nghỉ ngơi một chút, nàng cùng mọi người tiếp tục tụng Lương Hoàng Sám. Pháp hội kết thúc, Mỹ Lệ cũng dần hồi phục mạnh khỏe.

Nửa năm trôi qua, một tối nọ, Mỹ Lệ đang nằm trong phòng, đột nhiên nhìn thấy các con vật cả đời mình từng giết ăn như: gà, vịt ,cá, heo v.v… Chúng đồng tới đòi mạng, cấu xé nàng… Mỹ Lệ sợ quá kêu thất thanh. Dân Hùng thấy tinh hình như thế, vôi chạy đến niệm danh Phật và tụng chú vãng sinh. Lúc này, Mỹ Lệ bỗng dưng nhìn thấy một con cua to lớn mà vợ chồng nàng từng phóng sinh, chạy tới, can ngăn khuyên lơn đám loài vật đừng đòi nợ. Mỹ Lệ lúc này đầu đau nhức như muốn vỡ tung. Nàng vội niệm Phật, Dân Hùng cũng vội cầm máy niệm Phật đến. Hai người cứ niệm, niệm theo mãi.

Cả hai chẳng biết mình niệm được bao lâu, cho đến khi họ thấy một đạo hào quang và hình ảnh đức Phật A Di Đà cực lớn đang hiện thân tiếp dẫn vô số loài vật kia. Khi không còn thay chúng nữa, hai vợ chồng mới ngưng niệm.

Chuyện Mỹ Lệ và Dân Hùng đời trước từng làm công chúa phò mã, được nhiều người biêt nên đã kể lại và lưu truyền rộng rãi trong giới Phật giáo miền bắc Đài Loan. Do vậy mà câu chuyện này được viết lên dựa theo đó. Mong mọi người đọc xong đều thu được lợi ích.

Cư sĩ Quả Khanh - Hạnh Đoan dịch




Có phản hồi đến “48. Công Chúa Thăng Hoa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com