Theo lịch sử Trung Quốc, Lương Võ Đế tên thật là Tiêu Diễn . (464-549) Tự Thúc Đạt, người Thương Châu (Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành). Sau Tề Đạo Thành mất, con trai là Tiểu Tính lên ngôi xưng Tề Vũ Đế.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP LƯƠNG VÕ ĐẾ (502-550)
I. DẪN NHẬP:
Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc người con Phật rất đáng tự hào cho đạo Phật nước nhà khi bắt gặp hình ảnh quá đổi phi thường của Trần Nhân Tông một vị vua tuy ngồi trên ngai vàng nhưng luôn xem đó là tầm thường như đôi dép bỏ, để rồi sau khi dẹp loạn quân thù đem lại sự an bình cho đất nước. Trần Nhân Tông đã cởi áo lông bào mình khoác ca sa sống đời tăng sĩ và trở thành một thiền sư đắc đạo. Nếu như người con Phật Việt đáng tự hào với hình ảnh Trần Nhân Tông thì dân tộc Trung Hoa rộng lớn cũng có một Lương Võ Đế mà oai đức và tiếng tăm cũng lẫy lừng mà mãi ngàn đời sau vẫn còn ca tụng. Sự vĩ đại ấy nó không thể hiện bằng một sức mạnh quân sự hay bằng một chiến lược tinh vi như các vị đế vương khác trong các triều đại Trung Quốc mà nó chứa đựng một sức mạnh về con đường tâm linh, một lối sống hướng thiện vượt lên trên tất cả mọi thị phi giả tạo để hướng con người đến một đời sống an vui, vượt ra ngoài mọi khổ đau ràng buộc của kiếp người.
II. NỘI DUNG:
1. Thân Thế
Theo lịch sử Trung Quốc, Lương Võ Đế tên thật là Tiêu Diễn . (464-549) Tự Thúc Đạt, người Thương Châu (Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành). Sau Tề Đạo Thành mất, con trai là Tiểu Tính lên ngôi xưng Tề Vũ Đế. Tề Vũ Đế mất.
Tề Loan giết hại Uất Lâm Vương, Hải Lâm Vương, xưng ngôi Minh Đế.
Trong khi đó Tiêu Diễn là người đa tài văn võ song toàn, cùng một số văn nhân Nho sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, tụ tập đất ấp Tây, mới được xây dựng của Tề Cảnh Vương, ở vùng núi Kê Lung.
Tiêu Diễn đảm nhận chức Tề Minh Soái Tướng Quân, trấn thủ Thọ Xuân.
Sau đó nhận thêm Quán Quân Tướng Quân, phụng mệnh vua đi đánh đạo quân Bắc Nguỵ, xâm phạm lãnh thổ Nam Triều.
Cuộc chiến kết thúc, lãnh chức Hựu Quân Tấn An Vương Tư Mã trấn thủ Hoài Lăng.
Thời bấy giờ con trai Tề Minh Đế, Tề bảo Quyên kế vị tham lam vô đạo hà khắc nhân dân, giết hại trung thần, tàn sát họ hàng thân thích lại bất ngờ tập kích Tiêu Diễn , đang làm Phó Quốc Tướng Quân, Châu Thích Sư trấn thủ Tương Dương. Tiêu Diễn cho quân đến đánh, ra lệnh giết Tề Bảo Quyên (Hoà đế) lên làm Hoàng Đế, đổi tên nước là Lương, hiệu Kiến Nguyên Thiên Giám (năm 502 sau công nguyên).
2. Sự Nghiệp.
Sau khi phế nhà Tề, lập nhà Lương, Lương Võ Đế ra sức xây dựng đế nghiệp, ủng hộ Nho Giáo và Phật Giáo.
Từ buổi cầm quân xông pha trận mạc Lương Võ Đế, Tiêu Diễn theo đạo giáo. Khi dựng lập đế nghiệp, chính vì vương, Ông thức ngộ theo Phật đạo. Trước khi lên thay nhà Tề, Lương Võ Đế nhiều lần tiếp xúc tín đồ Phật Giáo thời Cảnh Lăng Vương Tiêu Tử Lương, chịu ảnh hưởng rất sâu sắc hồi đầu tín ngưỡng Phật giáo.
Do đó không bao lâu khi lên ngôi Hoàng Đế nhằn ngày Phật Đản mùng 8/4 niên hiệu Thiên Giám thứ ba ( năm 504 sau công nguyên) Nhà vua dẫn một đoàn hơn hai vạn Tăng sĩ và Cư Sĩ thế tục, đến trước Trùng Vân Điện cử hành đại lễ "Xã Đạo Phụng Phật”.
Trong bi chiếu "Xã Đạo Quy Y Phật Văn” Lương Vũ Đế tha thiết khuyên nhũ mọi người hướng về chánh đạo:
"Công Khanh Bách Quan, Tông Tộc Vương Hầu, tất cả đều nên chống lại cái giả để quay về cái thật. Từ bỏ tà đạo để đến với Phật đạo, hoằng dương kinh Phật
"Nguyện làm cho ngày sau những người đồng chân xuất gia truyền bá Chánh pháp, hóa độ hữu tình, cùng được Đại giác. Thà ở trong Chánh pháp mà chìm đắm bể khổ, không muốn quy y Lão tử để tạm được thần tiên . Đồng thời ta cũng muốn hoằng dương kinh Phật, để cho tôn giáo chánh giác được lưu hành trong thiên hạ”.
Cũng năm 504 Lương Võ Đế tuyên bố Phật giáo là Quốc giáo.
Niên hiệu Thiên Giám thứ 10 (Tân Mùi 511). Vua viết một quyển sch bốn tập "Đoạn Tửu Nhục Văn”. (Bỏ Uống Rượu Ăn Thịt).
Từ khi Phật giáo du nhập Trung Quốc, đến tận thời kỳ Lương Vũ Đế, các Tăng Sĩ xuất gia nói chung vẫn còn ăn mặn (tức ăn thịt) Nhưng họ chỉ ăn cái mà họ gọi là Tam Tịnh Nhục.
- Thịt súc vật không do tự tay mình giết.
- Không phải giết để mời mình ăn.
- Đó là thịt con vật đã chết rồi.
(Khôg tận mắt chứng kiến họ giết.
Không nghe tiếng kêu thét của con vật bị giết.
Không tự tay mình giết hoặc xúi người giết để mình ăn).
Sau khi Quy Y Phật, Lương Vũ Đế quyết tâm thay đổi bằng được tập quán ăn thịt của các Tăng Sĩ xuất gia:
"Tất cả Tăng Sĩ đều tin tưởng một cách đúng đắn Luật Nhân Quả, Kinh Thuyết, Phật Thuyết. Kinh Phật đã nói rõ ác chắc sẽ có ác báo, làm thiện sẽ có thiện báo, Tu Sĩ xuất gia cần phải lấy việc thiện làm gốc, không nên ăn thịt, cá. Giờ đây đệ tử Phật mà vẫn còn thèm thịt, thì đều đó là tội lỗi, tội này nhất định sẽ bị quả báo. Do đó những Tăng Sĩ cần đoạn tuyệt với việc thịt cá và uống rượu”.
Lời nói của Vị Hoàng Đế Trung Quốc, ra sắc lệnh cho các Tăng Ni không được tiếp tục ăn thịt cá theo giáo nghĩa Phật Giáo đại thừa, thâm thuý sâu sắc, chẳng khác nào kiến giải của bậc Đại Sư ở chốn không môn.
"Tăng chúng ngày nay mỗi người đều phải cần kiệm, nếu như được mặc áo của Như Lai, mà không làm việc của Như Lai, thì đó chỉ là những kẻ giả danh Tăng Sĩ, họ chẳng khác gì những tên đạo tặc. Nếu có Tăng Sĩ nào vẫn tiếp tục thèm thịt và thèm rượu, thì cứ theo pháp vua mà xử tội”.
Một luồng gió mới nổi lên từ thời vua Lương Vũ Để trị đất Hán, hình thành một nếp sống, một phong tục thanh lương. Các tăng Sĩ (xuất gia) nhất luật ăn chay. Đây là một điểm riêng đặc sắc so với Phật Giáo, (Tây Tạng….Mông Cổ và một số Quốc Gia khác như vùng Đông Nam Á, Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản..v..v.).
Sau khi xã đạo phụng Phật, Lương Võ Đế tu hành theo đúng giới luật quy định cho một cư sĩ Phật Giáo như ăn chay, không uống rượu, không xem và nghe ca hát múa đờn kịch, tránh xa việc vợ chồng..v..v.Nhà vua còn viết sách phật học và văn Sám Hối. Tổng Hợp có hơn 16 loại. Có một số "sử Tịch”. (sách sử cổ) nói rằng: Lương Võ Đế không chỉ tin chánh pháp một cách đúng đắn, giỏi về Thích Ca Giáo. Ý nghĩa luôn luôn trong sáng, làm việc gì cũng soi xét kỹ càng và làm đến nơi đến chốn. Nhà vua không chỉ có trình độ khá cao về Phật học mà còn giỏi về nhiều thứ trong lục nghệ của thế gian. Giỏi chơi cờ, cùng một số trò chơi khác biệt, xem đất thổ địa, bói quẻ, bói bài. Siêng năng học hành trui rèn văn chương, cưỡi ngựa, bắn cung. Lương Võ Đế, quả thật người tài năng.
Theo ghi chép trong sử tịch, Lương Võ Đế đã từng biên soạn hơn 200 cuốn sách như:
- Chế Chỉ Hiệu Kính Nghĩa.
- Trung Dung Giảng Sớ.
- Mao Thi Vấn Đáp.
- Xuân Thu Vấn Đáp.
- Thượng Thư Đại Nghĩa.
- Lo Tử Giảng Sớ.
- Khổng Tử Chính Nghĩa.v..vv
- Nhà vua còn viết bộ Thống Sử, gồm 600 quyển.
- Bộ kim Hải, gồm 30 cuốn.
Số lượng sách đồ sộ như vậy, có thể thấy Lương Võ Đế có tri thức về Lão Giáo, Khổng Giáo. Sau từ bỏ Đạo Gia nghiên cứu về Phật Pháp và quy hướng Phật Giáo. Lương Võ Đế sùng bái Phật Giáo không giống như sự sùng bái mù quáng của một số đế vương phong kiến đối với Phật giáo mà sự tôn sùng của Lương Võ Đế có một sự thấu hiểu sâu sắc, một niềm tin tuyệt đối về Phật Giáo. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên, Tam Giáo Tịnh Dụng của Lương Võ Đế.
Ngay từ khi bỏ đạo giáo để quy Phật, Lương Võ Đế đã từng ra chiếu thư chỉ rõ:
"Tôn giáo trên thế giới có 96 loại, nhưng chỉ có Phật Giáo là con đường đúng đắn, còn 95 loại đều là tà đạo. Nay ta muốn từ bỏ tà đạo vớ vẩn kia đi, mà chỉ coi Phật giáo là chính đạo.
Lão Tử, Chu Công, Khổng Tử..v..v..tuy đều là đệ tử của Như Lai, nhưng vẫn còn theo tà đạo. Chỉ làm những việc thiện ở thế gian, không muốn vứt bỏ phàm tục, để tu thành Thánh.
Làm Phật sự, là phải tin tưởng một cách tuyệt đối và có lòng kiên cường. Còn việc làm Lão Tử, thì niềm tin bay bỗng và rất yếu ớt. Do đó, ta cần phải bỏ mọi niềm tin yếu ớt, bay bổng đó đi để theo chánh tín”.
(Trong chiếu thư, Lương Võ Đế, đã coi Lão Tử, Chu Công, Khổng Tử là đệ tử của Phật Đà). Trên thực tế, Võ Đế muốn nói rõ Nho Giáo và Đạo Giáo bắt nguồn từ Phật Giáo. Trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo – Phật Giáo là Chánh đạo. Nho giáo, Đạo Giáo, không thể giúp cho con người thoát được vòng luân hồi sanh tử, để tu thành Phật. Nhưng Nho Giáo, Đạo Giáo giúp cho con người ta trở nên thiện hơn, hữu ích hơn. Do đó vẫn cần phải đề xướng.
Từ bỏ Đạo giáo để quy y Phật, đó là sự thay đổi vô cùng lớn lao trong tín ngưỡng đối với bản thân Lương Võ Đế. Sự thay đổi này đã tạo nên ảnh hưởng xã hội vô cùng to lớn. Nhưng từ bỏ Đạo giáo để quy y Phật, không có nghĩa là Lương Võ Đế từ bỏ luôn sự tôn trọng, sự mến mộ đối với Đạo giáo và Nho Giáo, hoặc là dùng Phật giáo để bài xích Nho giáo và Đạo giáo mà Quy y Phật, chỉ là biểu hiện điểm chủ yếu trong lĩnh vực tôn giáo mà thôi. Đối với học thuyết Đạo giáo, Lương Võ Đế vẫn sùng tín, bản thân ông ta vẫn thường xuyên giảng "Lão Tử” và "Trang Tử” cho các thần liêu.
Đối với Nho giáo, Lương Võ Đế càng coi trọng hơn. Một năm sau ngày ông từ bỏ Đạo giáo để quy y Phật, liền hạ chiếu đặt "Ngũ Kinh” là hàm bác học. Thêm vào đó đặt "Hiếu Kinh” là một thứ trợ giáo. Bản thân ông ta còn viết cuốn trường thiên (nhiều chương) " Hiếu Tứ Phú”, ca ngợi tư tưởng trung hiếu lưỡng toàn của Nho gia. Trong đó ông ta cũng có nhắc đến chuyện bản thân mình đã học "Hữu Tử Truyện” câu chuyện cảm động về thầy Tử Lộ, đã kể với Khổng Tử về việc hiếu thảo với song thân, thì ông cảm kích vô cùng:
"Mỗi lần nhớ đến câu chuyện ấy, việc đã qua nhưng tưởng vẫn còn, công ơn cha mẹ sao báo đáp được!”
Về chuyện này, Lương Võ Đế đã trở thành một hình tượng nêu lên tư tưởng hiếu nghĩa của Nho gia.
Thâm tín sâu sắc giáo lý Phật đã trở thành một hình tượng nêu lên tư tưởng hiếu nghĩa của Nho gia.
Thâm tín sâu sắc giáo lý Phật Đà, nhà vua đã từ bỏ Đạo Giáo để quy y Phật, cho xây dựng thêm nhiều chùa, trong đó có những ngôi chùa như Đại Ai Kính, Chí Lộ, chính là những ngôi chùa mà ông xây dựng cho cha mẹ mình. Biểu lộ tinh thần nhớ đến công ơn của cha mẹ, đồng thời tuyên truyền hai thuyết giáo là thần trung hiếu của Nho giáo và Thích ca giáo. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng, Lương Võ Đế vừa là vị Đế Vương phong kiến rất có tài năng, vừa là tín đồ Phật giáo am hiểu sâu về Phật giáo, thúc đẩy Phật giáo ở vùng Giang Nam phát triển mạnh mẽ. Hơn thế nữa thông qua bản thân và thông qua sự đề xướng cũng như sự chỉ đạo của chính mình, ông ta bước đầu đã giải quyết được sự xung đột do mâu thuẫn giữa Phật giáo và nền tư tưởng văn hoá truyền thống Trung Quốc. Đặc biệt là tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên và Tam Giáo Tịnh Dụng của ông là một sự tổng kết về sự xung đột do mâu thuẫn kể trên; nó cũng có nghĩa về mặt lịch sử nhất định.
Nho Giáo thì nói rõ khi trị quốc bình thiên hạ, cần phải giữ tam cương ngũ thường của phong kiến, nội dung của Nho Giáo, lý luận chính trị xã hội vừa chứa đựng cả học thuyết đạo đức luân lý. Do đó Nho Giáo được giới thống trị phong kiến tin dùng, là tư tưởng thống trị chính thống.
- Đạo Giáo, có nội dung về phép thuật chánh trị có mưu đồ, mưu lược. Còn nói rõ, giảm bớt ham muốn, tu dưỡng đức, để thành tiên. Vừa có thể thỏa mãn ảo tưởng trường sinh bất lão, mà giai cấp thống trị đang mong muốn, đang theo đuổi. Nó lại là tín ngưỡng tôn giáo, bình thường và phổ cập cho toàn xã hội.
- Phật giáo thì dùng thuyết nhân quả báo ứng, để giải thích sự giàu nghèo và thứ bậc thấp cao trong xã hội, tiến đến cứu cánh giải thoát, lìa bỏ sự buộc ràng thế sự tu hành theo Phật Đạo, để mang đến cho con người niềm phúc lạc trong hiện tại và một sự gởi gấm thanh thản tâm linh, đến bờ an vui giải thoát; Niết Bàn.
Bằng lý luận sâu sắc, khéo léo dung hoà.
Lương Võ Đế từ bỏ Nho, Lão giáo quy y, Phật giáo (Xã Đạo Phụng Phật) không gặp sự chống đối, bài xích của Nho Gia: Đây là một thành tựu mỹ mãn của Lương Võ Đế.
Trong cuốn "Thuật Tam Giáo Thi” của mình, Lương Võ Đế nói rõ
"Thuở nhỏ ta đã học chữ Khổng, ta đã học hết sáu kinh. Hiếu Nghĩa bày ra trong sách, lòng nhân từ đầy trong sử.
Lời thô tục quy ở chỗ không bay bỗng. Làm việc thiện tốt, ở cái tâm, cái đức của chúng sanh. Trong lòng nghi nhớ, sách đạo giáo hữu danh và vô danh. Điều tốt đã khắc ở bảng vàng. Lời nói thẳng, là có ý tốt, việc làm thường quý ở chỗ ân đức. Con người thanh cao thì được sống lâu. Cuối đời được đọc sách Phật, luôn luôn hiện sao sáng. Chịu khó tu tập thì tuệ sẽ sáng, luật nhân quả sẽ hiểu rõ tất cả đều là con của một gốc, cầm bút viết phải biết rằng mình không hề run sợ, một nguồn không thể có hai thánh, Chân lý thiện không thể chia ba”
Những điều đó Lương Võ Đế đã tổng kết quá trình học tập của mình, tức là suốt quá trình từ khi đi học Nho Giáo, học Đạo giáo đến khi tôn sùng Phật Giáo và học Phật Pháp. Ở đó ta thấy rõ thái độ của ta đối với cả ba tôn giáo; ông ta cho rằng Tam Giáo Đồng Nguyên, nhưng chỉ duy nhất chỉ có một, là Phật Giáo song hành trong cuộc sống.
- Năm Đinh Dậu 517 (Thiên Giám 16) vua sắc lệnh nhân dân không được cúng tế Thánh Thần bằng rượu thịt, thay bằng hoa quả, bánh trái.
- Từ Vân Đại Sư, người Đồng thời Lương Vũ Đế đã nói:
"Tế tự các thức thì theo tục điển, cải cách thì theo khế kinh. Tục điển thì theo sát hại sanh kinh, khế kinh thì chỉ trọng từ bi. Trọng từ bi thì Thánh muôn đức, sát hại lắm thì quả báo ở ba đường”.
Vì vậy, từ đó về sau dù ở trên ngôi Hoàng Đế mà hạnh đồng sa môn. Ăn thì ăn chay, ngày chỉ một bữa, Tế giao, Tế Miếu không dùng rượu thịt.
Niên hiệu Thiên Giám thứ 18 (Kỷ Hợi năm 519 sau công nguyên ) Nhân ngày mùng 8/4, Lương Vũ Đế thọ Bồ Tát giới với nhà sư đạo cao đức trọng, đại sư Huệ Ước tại Điện Vô Ngại, Bá Quan Lê Thứ noi gương thọ giới hàng mấy vạn người. Từ đó trở đi Lương Vũ Đế được gọi Hoàng Đế Bồ Tát.
Thọ giới tất nhiên phải trì giới. Tương truyền sau khi thọ giới, Lương Vũ Đế thực hiện đúng yêu cầu giới luật của Phật Giáo.
"Hằng ngày ăn chay, qua giờ ngọ không ăn gì nữa (giới Luật Phật Giáo quy định những nhà sư quá giữa trưa rồi, mặc dù chưa ăn gì cũng không được ăn nữa) Tu sĩ Phật Giáo không được đắm mình trong xa hoa, lụa là gấm vóc, Quần áo ăn mặc giản đơn, đi giầy bện cỏ, đội khăn bằng tơ gai, chịu được nóng lạnh, (không được oán trách thời tiết) việc ăn mặc cũng vậy, có gì mặc nấy không đua đòi, phòng ngủ trong cung điện, mỗi chiều không được rộng quá một trượng (3,5m), Thậm chí có thể nhỏ hơn”.
Lương Võ Đế là tấm gương phản chiếu sáng ngời với các ông vua truỵ lạc, các vị Hoàng Đế dâm vô đạo trong lịch sử Trung Quốc.
Lương Võ Đế chẳng những nghiêm trị giới luật nhà chùa, còn ra công xây dựng chùa chiền. "Giang Nam Xuân Tuyệt Phú” bài thơ của Đổ Mục nhà thơ nổi tiếng nói về Trung tâm Phật giáo của Nam Triều ở Kiên Giang (vùng Nam Kinh Tỉnh Giang Tô).
Nam triều có 480 ngôi chùa
Cùng với việc xây chùa, Lương Vũ Đế đúc những tượng Phật to lớn.
- Đúc một tượng phật 10 khối vàng.
- Một tượng Phật Di Đà bằng đồng cao một trượng tám (6m) ở chùa Quang Thạch.
- Tạc tượng Phật gỗ chiên đàn cao một trượng tám ở chùa Đại Ái Kính.
Xây dựng đúc tượng đều lấy từ Quốc Khố và Lương Võ Đế xuất tiền riêng của mình để cúng, bố thí. Thần dân đều bắt chước bố thí cho chùa, xem đó là phương thức gieo rắc phúc đức.
Lễ Hội Phật Giáo linh đình cũng là lòng thành kính của Lương Võ Đế.
- Cổ chay sơn hào hải vị, tết Vu Lan - Lễ hội Vô Ngại.
- Lễ Hội Bình Đẳng - Lễ Hội Vô Giá cho Tứ Bộ
(Tăng Ni Nam Nữ Phật Tử ).
Những lễ hội Phật Giáo long trọng, Lương Vũ Đế ngự trên Đài Cao Giảng Kinh, Bát Nhã.
Nhiều lần tổ chức lễ Sám Hối.
- Sám hối Niết Bàn.
- Sám hối Đại Bát Nhã.
- Bát Nhã Kim Cang.
Mọi người thu thập đóng thành quyển gọi " Lương Vũ Đế Hối Kinh”, chép vào Đại Tạng Kinh Phật Giáo.
Những lễ hội Phật Giáo, Lương Vũ Đế thường đại xá thiên hạ, phóng thích tù nhân, hưởng ân trạch Bồ Tát Hoàng Đế.
48 năm cầm quyền, ba năm một lần, Lương Vũ Đế tổ chức lễ hội. Hơn 16 lần lễ hội trọng thể hàng vạn người tham dự, gieo niềm tin sâu sắc tín ngưỡng Phật giáo.
Lương Vũ Đế không phải quy ngưỡng Phật Giáo với hình thức. Ông đặt niềm tin Phật giáo với cả tâm linh.
Lên Chùa Công Quả:
- Năm đầu tiên Đại Thông (527, sau công nguyên) Lương Võ Đế làm Hoàng Đế được 25 năm. Tháng ba năm đó vua lên chùa Đồng Thái xã bỏ vàng bạc của cải, đem toàn bộ tư trang cúng dường cho chùa, tảo sái, nhổ cỏ, quét dọn như chư Tăng.
* Ba lần Xả thân:
1. ( năm 529 sau công nguyên) Lương Vũ Đế đi kiệu đến chùa Đông Thái, mở lễ hội vô giá. Quyết xã thân, không trở về cung, Bá Quan phải lấy 100.000 quan tiền, xin nhà chùa cho chuộc Hoàng Đế Bồ Tát. Vua buộc lòng phải về cung. Lúc ấy vua hơn 66 tuổi. Lương Võ Đế hai lần gởi sách để lại chùa Đồng Thái. Trong các quyển sách đó ông luôn dùng hai chữ Đốn Thủ, thể hiện sự nghiên cứu sâu sắc về Phật Giáo.
2. 17 năm sau (vào năm 546 sau công nguyên), Lương Võ Đế đã 83 tuổi, đi kiệu đến chùa Đông Thái, không muốn trở về cung. Thái Tử là Tiêu Cương dẫn theo quần thần, mang số tiền vàng lớn chuộc vua về, vua ra lệnh tổ chức hội Phật Giáo, đại ân xá thiên hạ.
3. Năm sau tức vào (năm 547 sau công nguyên), Lương Võ Đế lại đi đến chùa Đồng Thái, mở lễ hội Vô Giá cởi bỏ Hoàng Bào mặc bộ pháp y, ở trong căn phòng giản dị. Vua lại sống trong chùa Đồng Thái hơn một tháng. Quần thần lại dùng số tiền lớn hàng tỷ quan chuộc vua về, lúc ấy nhà vua 84 tuổi.
Nhà sử học Phật Giáo đương thời Huệ Cảo kết tập soạn bộ "Lương Cao Tăng truyện”. Rất có giá trị trong việc tìm hiểu lịch sử tối cổ, cũng như những Danh Tăng Trung Quốc từ đời Lương về trước.
Lương Võ Đế là một con người thanh tâm thờ Phật. Phật Giáo khởi sắc mạnh mẽ ở Nam Triều. Một số hành động khuyến khích sự phát triển Phật Giáo. Nhà vua ban thưởng cho những ai học giáo lý Phật Giáo. Hồi đó một số Tăng sĩ nổi tiếng như: Bảo Lương, Chí Tạng, Tăng mân, Pháp Vân, Pháp Hiến, Tăng Thiên, Tuệ Siêu, Minh Triệt .vv… Đều nhận được sự sùng kính của Lương Võ Đế. Lương Võ Đế thường xuyên mời những nhà sư đi giảng kinh thuyết pháp. Khích lệ Tăng chúng làm những công việc như viết sách về đề tài Phật học.
Đối với người học Phật, Lương Võ Đế đã dành những địa vị trong xã hội tương đối cao và hưởng cuộc sống ưu đãi vô cùng hậu hỉ. Ngài Tri Tạng có thể tự do ra vào Hoàng Cung, thậm chí có thể ngồi bên cạnh vua, Ngự tọa trong cung điện.
Một số Tăng sĩ còn được Lương Võ Đế trực tiếp mời về làm sư trong nhà.
Có một số người được bổ nhiệm làm Tăng Chính. Tất cả những việc làm đó, đẩy mạnh sự hưng thịnh Phật Giáo.
Cũng thời gian này, Lương Võ Đế còn sắc lệnh phiên dịch một số khối lượng lớn sách cổ Phật Giáo.
Cũng thế mỗi sự việc bằng chính tự thân mình phải thể nghiệm, Lương Võ Đế được lịch sử công nhận văn võ song toàn, làm cho nước Lương một thời hùng mạnh, Phật pháp hưng thịnh.
Vua rất sùng đạo Phật. Lên ngôi năm 502, quy y năm 504. một lần vào chùa hành sự công quả quét dọn chùa chiền, 3 lần bỏ ngai vàng vào chùa tu, áo bã nâu sòng, bỏ Hoàng Bào mặc Pháp Phục nhà sư. Được gọi Bồ Tát hay Phật Tâm Thiên Tử (Vị vua mặc áo cà sa nhà Phật).
Năm 538 nhân sứ thần đưa về nước Xá Lợi Đức Phật, Lương Võ Đế cho lập chùa thờ, bố thí cho dân chúng, ân xá tội nhân. Đời sau còn truyền tụng. Hình ảnh uy nghiêm thánh thiện Lương Võ Đế.
III. KẾT LUẬN:
Từng là tướng cầm quân ra trận dựng nên đế nghiệp, Lương Võ Đế nhìn lại chiến trường càng thêm ngao ngán, chỉ có đạo Phật mới là điểm tựa vững chắc tâm linh. "Chính trị thì hôn bạo, dân tình thì loạn ly, đạo quân tử ẩn mặt, đường tiểu nhân lớn thêm… người ngay thẳng phải mất đầu, Tôi trung nghĩa bị giết chóc. Sắc phục đồng nhà Tề, mà đau ai cắm thân nấy. Ai cũng xưng mình để Chúa tôn cao, dối trá quần chúng, nghi hoặc lòng người… Tôi phải phấn lực đứng dậy san phẳng những kẻ ấy. Khi gian hùng đã trừ, dân tình hết khổ rồi thì tôi định về vườn cuốc rau, nhặt cỏ. Nhưng dưới vì lòng người thúc ép, trên sợ lẽ phải, nên bất đắc dĩ phải nhận lấy ngôi báu. Thiệt như bước xuống vực sâu, như đi lên bằng mỏng… Đời có kẻ dư luận so sánh tôi với Thang, Vũ nhưng Thang, Vũ là Thánh, tôi là kẻ phàm phu.
Tôi khi còn nhỏ vì có chánh tín, chánh giải, nên sát hại sanh mạng, ăn thịt cá. Cho đến khi lên ngôi, sơn hào hải vị đầy dẫy, nhưng trước những cảnh đó, nhờ Phật Pháp, mà phải sa nước mắt, nghĩ rằng đây là máu thịt của cha mẹ, bà con mình. Giận mình chưa xã thân cúng dường họ được, bây giờ nỡ nào ngồi ăn. Nhưng chỉ tự làm không cho ai hay. Lâu rồi có người biết, thiệt lòng khuyên tôi, nhưng điều đó đâu phải là trung đối với tôi.
"Tôi xa lánh phòng thất, không dùng thị thiếp cung tần đã hơn 40 năm nay”
(Tịnh Nghiệp Phú)
Cuộc sống đơn giản của một vị Đế Vương thật kinh ngạc, đáng cho mọi người nể trọng.
Vũ Cung Thật Lục chép:
"Nhà vua ăn thì sơ bạc, mặc thì áo gai, mùa lạnh mùa nóng đều như nhau. Ở thì một mình, không thị vệ, không đồ chơi. Trước mắt chỉ trầm hương và Pháp bảo. Lợi để cho người và tiết kiệm phần mình”.
Thật là không đáng thẹn là con cháu Tiêu Hà Lương tướng nhà Hán.
Trên cương vị một vị Hoàng Đế đứng đầu sĩ dân thiên hạ tuy địa vị cao sang, nhà vua sống đời sống thanh bần, nghiêm trì giới đức, Hành Bồ Tát đạo.
Kinh Phạm Võng nói:
"Người ở địa vị thống lãnh một nước, thì trước hết phải thọ Bồ Tát giới đã”
Tấm lòng chân thật của Lương Võ Đế khi thọ Bồ Tát giới.
"Tôi nghĩ nếu không thọ Bồ Tát giới, thì làm sao có tâm từ bi, làm hạnh bình đẳng? Vì vậy nên tôi cho ức triệu sanh linh đều được sung sướng”.
Tâm từ bi Ngài thương tất cả chúng sanh từ sanh linh nhỏ bé sinh mạng con vật cho đến con người.
Chúa Ngụy mang 50 vạn quân sang đánh Lương Võ Đế. Quần thần tâu cử binh đánh dẹp. Không nở nhìn cảnh hai bên thây phơi máu đổ. Lương Võ Đế xin giảng hoà, tránh cho nhân dân đau khổ lầm than.
(Khi Tôn Thất nhà Tề bị Lương Võ Đế giết, chạy sang nước Ngụy cầu cứu. Hai nước Lương và Ngụy đánh nhau. Tướng Ngụy là Hầu cảnh qua hàng Lương Võ Đế, được phong Hà Nam Vương. Về sau Hầu Cảnh thấy Lương Võ Đế một lòng theo Phật, thế lực suy yếu, cất binh làm phản. Nguỵ chúa nghe lời Lương Võ Đế dừng ngay cuộc chiến).
Nguỵ Chúa xuống chiếu cho lui binh, nhưng Hầu Cảnh tham quyền cố vị, cùng Châu Dị, Trương Quan làm nội gián, (triều thần tâu hành hình) Lương Võ Đế nhân từ không nở xử trảm. Hầu Cảnh và bọn gian thần tiếp tục dấy binh tạo phản. Tháng 3 năm 549, Thành Kiến Khang thất thủ, các quan vào cung khuyên Lương Võ Đế, xin Hoàng Thượng tạm lánh nạn sau sẽ tính.
" Không! Ta sẽ ở lại đây. Ta sẽ không xa rời thần dân của ta”
Lòng từ bi của nhà vua thương dân như con đỏ, có thể bôn tẩu cứu nguy sinh mạng, vẫn hồi đế nghiệp. Chốn dầu sôi lửa bỏng, nhà vua không lánh nạn, ở lại cùng thần dân lê thứ. Lương Võ Đế vào điện Thái Cực đóng cửa lại, Hầu Cảnh dẫn 500 giáp sĩ vào cung lục soát, thấy giữa chánh điện Lương Võ Đế thản nhiên ngồi ngay ngắn niệm Phật.
Bàng hoàng trước sức mạnh an nhiên tự tại của một vị vua xem thường ngôi báu và sự sống chết. Hầu cảnh ra lệnh lui quân, để nhà vua yên nghỉ không ai được quấy rầy.
Lương Võ Đế ngồi niệm Phật, tuyệt thực cho đến chết thọ 86 tuổi trong sự tiếc thương của trăm họ cùng bá quan văn võ, và sự khiếp sợ nể phục của kẻ địch.
Cứ xem đó ta có khái niệm về Lương Võ Đế là người như thế nào và bao nhiêu ngộ nhận một cách mù quáng ông cũng có thể tiêu tan hết. Đây đâu phải Nhân Quả đến với vị Hoàng Đế Bồ Tát. Ngài đã xa lìa triền phược thế gian.
Hầu Cảnh đầu hàng được phong chức, ơn Lương Võ Đế chưa trả, oán nọ cưu mang lấy binh tạo phản, Oán báo oán, máu đổ đầu rơi biết thuở nào nguôi? Lương Võ Đế, không màng Đế nghiệp, không trừng trị nghịch thần, nhà vua an nhiên tự tại ngồi giữa điện Thái Cực, mặc tiếng reo hò quân giặc đuổi bắt kiếm tìm. Cho thấy tinh thần vô ngại Bát Nhã Ba La Mật thâm nhập thân tâm nhà vua không hề lay động. Gạt ra ngoài sự sống chết hy sinh thân mình, cứu vạn sanh linh.
Chúng ta cảm nhận đây không phải bóng dáng nhà vua bị vây khốn. Đây chính là vị Hoàng Đế Bồ Tát đỉnh đạc uy nghi an nhiên tự tại ngồi niệm A Di Đà Phật giữa chốn loạn quân. Thật là vô tiền khoáng hậu, trước chưa từng có, sau chắc cũng không thể có một vị vua Phật Tâm Thiên Tử để lại tấm gương sáng. Công đức một vị Vua nghiêm trì giới luật tín thọ phùng hành giáo lý Phật Đà. Một vị Vua tuyệt vời trong các vị vua Phật Giáo.
Chiến trường Ngài từng trải, thế sự thăng trầm hưng phế các triều đại làm cho nhà Vua thấy rõ.
48 năm trị vì quá đủ cho một đời người.
48 năm ngự trị ngai vàng chỉ là phù du của kiếp sống trong hiện tại. Phải tìm về cõi Vĩnh Hằng chỗ An Trú Tâm Linh.
48 năm trị vì, nửa thế kỷ, thời gian ngắn ngũi nhưng Phật giáo đời Lương thạnh đạt về phần tổ chức giáo hội, phiên dịch kinh điển truyền bá giáo lý, nghiêm trì giới luật phụng đạo giúp đời. Phật giáo đời Lương chẳng những nổi tiếng ở Nam Bắc Triều mà Phật giáo rạng ngời cho cả mai sau./.
Thích Nguyên An