Thiên-Thai Trí-Giả Đại-sư hay còn gọi là Thiên-Thai Đại-sư, tên tự Đức-An, họ Trần.

Năm lên bảy tuổi có cơ hội gần gũi nơi Già-Lam (chùa) và nghe vị Tăng tại chùa tụng kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn một lần, sau đó liền thuộc nằm lòng. Năm lên 18 tuổi xuất gia ở chùa Quả-Nguyện, đất Tương-Châu. Năm 20 tuổi, thọ giới Tỳ-kheo. Trước tiên theo học luật với ngài Huệ-Khoáng Thiền-sư và tinh thông các kinh điển, nhất là kinh Phương-Đẳng. Đời Trần-Văn-Đế, niên hiệu Gia-Nguyên năm đầu (?) có Tư Thiền-sư tu tại núi Đại-Tô đất Quý-Châu, Ngài tìm lên tới đỉnh núi để lễ bái. Thiền-Sư nói : Ngày trước tại hội Linh-Sơn tôi với Ngài đã có túc duyên nghe kinh Pháp-Hoa phẩm "An-Lạc-Hạnh".

Khi về, Trí-Giả suốt ngày đêm chuyên tụng kinh Pháp-Hoa trải qua 27 ngày, khi đọc tới đoạn nói về ngộ được kinh Pháp-Hoa như "thị chơn tinh tấn, thị danh chơn pháp cúng dường Như-Lai, thân tâm thoát nhiên nhập định chiếu liễu Pháp-Hoa" bèn khoan khoái reo lên : Không phải ngươi không chứng, không phải ta không biết chỗ sâu sắc của việc nhập định Pháp-Hoa Tam-Muội, pháp phương tiện, nơi phát sinh công đức đầu tiên là Đà-La-Ni vậy. Do đó, Ngài nhóm họp 100,000 người lại để biện luận. Tất cả đều tôn Ngài là bậc thượng thặng thứ nhất và đem lòng kính phục.

Đời Trần, niên hiệu Quang-Đại-Nguyên niên, Ngài cùng với các bạn đồng tu 27 người đến kinh đô Kim-Lăng. Sau đó, Ngài được mời vào chùa Ngỏa-Quang để giảng kinh Pháp-Hoa, vào năm thứ 30 niên hiệu Đại-Kiến-Nguyên Niên. Ngài giảng qua bộ đại Trí-Độ-Luận và thứ lớp của pháp môn tu thiền định. Đời Trần, niên hiệu Đại-Kiến thứ 7, tháng 9 vào mùa thu, Ngài vào núi Thiên-Thai để an cư. Hai năm sau, vua nghe danh mới cho xây cất chùa để Ngài ở tu. Niên hiệu Đại-Kiến thứ 10, vua Trần một mực muốn thỉnh Ngài về Kim-Lăng. Buộc lòng Ngài phải nghe theo và dừng chân tại chùa Linh-Siêu đất Kim-Lăng để giảng kinh luận, cũng như giảng kinh Bát-Nhã ở điện Thái-Cực cho hoàng phái, sau dời về chùa Quang-Trạch, nhưng bị thất bại nên các cuộc giảng pháp không còn tiếp tục được nữa. Ngài lui về an dưỡng tại núi Lư-Sơn.

Đời Tùy (581-617) niên hiệu Khai-Hoàng thứ 11, vua Tấn là Trần-Kiến-Khương cho người tới Kim-Lăng (núi Lư-Sơn) thỉnh Ngài, Ngài nói : Ta với vua Tấn vốn có duyên lành từ trước nên mới được gặp nhau lại đây và chấp thuận theo lời mời. Vào ngày 23 tháng 11 năm đó, vua thiết lễ Trai Tăng cho 1000 vị Đại-Đức tại điện Kim-Thánh và chính vua xin thọ giới Bồ-Tát. Sau, vua cho lập tinh-xá tại núi Ngọc-Tuyền để Ngài giảng kinh truyền đạo. Các bộ kinh Pháp-Hoa Huyền-Nghĩa và kinh Ma-Ha Chỉ-Quán đều được giảng tại chùa Ngọc-Tuyền.

Sau một thời gian hành đạo tại đấy, Ngài từ giả đồ chúng vào núi Thiên-Thai để tu niệm, nhưng vua cho người vào tận núi Thiên-Thai thỉnh Ngài về kinh đô để truyền bá Phật Pháp. Do lời khẩn khoản của vua theo lời sứ giả, Ngài phải trở lại Kim-Lăng một lần nữa. Vì tuổi già sức yếu, nên khi trên đường về mới tới Thạch-Thành thì bị phát bịnh Ngài liền tịch ngay tại đó, vào ngày 24 tháng 11 năm Khai-Hoàng thứ 17 (?) thọ được 60 tuổi.

Ngài là người khai sáng ra tông Thiên-Thai, một trong số 13 tông phái lớn của Phật giáo Trung-Quốc còn truyền thừa cho đến ngày nay, nên được người đời tôn xưng luôn tên Ngài là Thiên-Thai Trí-Giả Đại-sư.



Có phản hồi đến “Hành Trạng Của Thiên Thai Trí Giả Đại Sư”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com