Dẫn nhập : lời sám hối.
Kính lạy Ðấng Thế-Tôn,
Con phải nói thế nào khi mà con dùng tiếng nói của phàm phu chưa trọn vẹn cả tinh ba của ngôn ngữ con, để nói lên sự Giáng-trần cao tột của Như-Lai ! Với tri kiến bé bỏng, với một vài lơì thỉnh cầu của đạo bạn, con đã phải hạ bút giảng nói về Ngày Giáng Thế của Ðấng Từ Tôn, Ngày hoan lạc của Tứ-sanh, Lục-đạo, Ngày sáng chói Cao Thượng tuyệt vời ! Tiếng nói của con tuy khô cằn, vụng dại nhưng cảm niệm của con là cả một không gian vui mừng, tán thán về một bậc Thầy, Cha lành của Tam Giới Ðại Thiên.
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước
Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh
Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si
Triệu ngàn năm vắng bóng đấng từ bi
Giờ xuất hiện hào quang ngàn hào quang sáng
Mùng tám ngày rằm tháng tư mừng Phật đản
Ðức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian
Giờ phút thiêng liêng
Huy hoàng cõi tục
Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc
Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
Lớp lớp trời người bao quanh chúc tụng
Tiếng nói đại hùng thiên thượng hạ độc tôn
Sinh già bịnh chết kỳ thị khổ đau
Ðể thay bằng :
Bình đẳng giải thoát giác ngộ đại từ bi
Trái đất loài người,
Bổng biến thành cái nôi
của ba ngàn đại thiên thế giới
Ma vương buồn gói túi "Dục" lang thang
Dựng riêng một cõi thiên đàng
Thiên đàng là cửa bên trong là tù
Nhất tâm niệm Phật cho tù tiêu tan.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Bảo Vương, Vesak Day 1999)
Con kính lễ sám hối như tiếng reo của trẻ thơ đã lưu lạc trong hằng sa cát bụi, vào giờ phút vui mừng gặp lại đấng cha lành đã cứu vớt chúng con biết lối ra khỏi nẻo đường khổ đau, tử sinh.
Kính chư quí vị trong cõi nhơn thiên,
Nói đến Ðản Sanh về Ðức Phật, là nói đến sự hạnh phúc to lớn cho nhân loại, cho tất cả tam-giới. Vậy chúng ta thử xem lại có bao nhiêu từ ngữ trân quí nhứt mà hàng đệ-tử đã chọn để tôn kính ngày Ðức Phật xuất hiện vào cõi thế gian.
Những kỉnh từ thường dùng :
Nam phái Phật-Giáo (nam tông) thì gọi là VESAK DAY. Và Tông-phái nầy không nhìn nhận chữ BUDDHA’S BIRTHDAY là đúng. (Anh Ngữ).
Bắc Tông Ðại-Thừa Phật-Giáo thì : Ðản-Sanh. Giáng-Sanh. Giáng-Trần.
Giáng-Thế. Giáng-Phàm. Lâm-Phàm. Xuất-Trần. Giáng-thần. Khánh Ðản.
Vậy Kỉnh Từ nào là đúng nhất ?
Ðã từ lâu, các chùa mỗi khi gần ngày Lễ mừng Giáng Trần thì đều thông bạch, thông báo, thông tư kêu gọi, nhắc nhở quần chúng Phật-Tử chuẩn bị mừng lễ Giáng Trần, khi dùng kỉnh-từ nầy có lúc trong một văn thư đoạn trước, đoạn sau phải đến hai kỉnh từ mà vẫn chưa thỏa nỗi niềm kính ân, trọng đức vô biên đối với Phật ; là tại sao vậy ?
Thẩm xét điều đó, ta thấy rằng nội dung một số từ trong chín kỉnh-từ nầy, nó không đủ tầm vóc chuyên chở được cái tính chất vô cùng trọng đại, vô cùng tôn quí, khi mà phải trải qua thật nhiều thiên niên kỷ và cơ duyên đáo đỉnh mới có một Ðức Phật xuất hiện trong cõi đời.
Tỷ như ngày Ðức Phật Di-Lặc Giáng Trần vào thời gần nhứt là kiếp thứ mười, ấy thế mà vẫn phải còn hơn 16 triệu năm nữa.
It ra, từ ngữ cung kỉnh nầy dù không toàn vẹn nhưng bản nghĩa của nó không thể hàm chứa cả nghĩa tốt và nghĩa không tốt, như thế là chữ đó, có tì vết.
Vậy chúng ta thử chọn bản nghĩa của một số từ nêu trên và, cân nhắc cái tính khả kính không nặng về thần quyền, không tì vết, mà đủ nghĩa tôn kính và bình dị , 1 hay 2 trong chín từ trên xem có trọn vẹn không ?
Ðản Sanh : Chữ Ðản, khá quan trọng vì, được dùng nhiều nhất. Chữ Ðản đồng nghĩa với chữ Sanh. Riêng chữ sanh có nghĩa là sanh ra, sự sống, sanh thời là giờ sanh, lúc sanh. Nhứt sanh là suốt đời. Nhưng với chữ Ðản, thật có chút "buồn" vì bản nghĩa chữ "Ðản" có tì vết ! Nghĩa chính của Ðản là -Sanh ra, To, lớn và cũng có nghĩa là nói sai, nói quàng, như ‘hoang đản’ ! Nếu Ðản làm trợ từ như Thánh-Ðản (ngày ra đời của bậc thánh). Phật-Ðản (ngày ra đời của Ðức Phật). Thực ra với từ nầy là do nhờ chữ Phật hay chữ Thánh làm chủ từ để từ đó chữ Ðản có độc nghĩa là sanh, phụ nghĩa là to lớn, vỹ đại. Nói khác đi nếu không phải là chủ từ Phật, Thánh thì bản nghĩa tì vết của chữ "Ðản" khó mà dấu cho nó kín được. Tóm lại, từ Ðản tuy không có tính thần quyền, không thần thánh hóa, rất bình dị nhưng có tì vết ! Ðể lên bàn cân thì tỉ lệ tì vết chiếm 10 phần trăm. Không biết có nên xưa bày nay theo hay không ?
Chữ "Lâm Phàm" thì gần đây có vài chỗ dùng tới. Tuy nhiên hai chữ nầy đều cùng giọng bình, nên nghe êm tai, nhưng bản nghĩa thì tầm thường. Vì Lâm là đến, như mời khách đến là "quang lâm" . Nhưng mà, lâm-phàm tức là không phải người ỏ cõi phàm rồi; thâm ý là Thánh Nhân từ cõi siêu việt đến. Dù thâm ý là như vậy, nhưng nếu từ hành tinh khác đến thì sao ? Nếu dùng Mừng Ngày Lâm Phàm, thì quả thật ai đó còn ấu trỉ về hán tự nhiều lắm.
Chữ Giáng ? -Giáng nghĩa là xuống, từ cõi trên (cõi trời).
-Giáng Trần: Từ cõi Trời xuống cõi trần gian.
-Giáng sanh : Từ cõi trời xuống sanh ra ở cõi người. -(đừng lầm chữ "trời" là thượng-đế).
-Giáng thế : Từ cõi trời xuống cõi thế gian. Giáng ở đây, hàm ý theo cơ duyên đầy đủ, tới thời cơ, rồi tự ý của đấng siêu việt đó xuống cõi trần gian, tuy có mang một phần ý nghĩa siêu huyền , những văn tự biểu trưng rất tôn kính.
Nếu hỏi, vậy thì vị quan chức bị tước bỏ phẩm vị cao, tuột xuống ở vị thấp cũng gọi là giáng, như "giáng chức" có liên quan gì chữ Giáng nầy không ? Ðó là từ đồng nghĩa, giáng của bị ép buộc khác hẳn với giáng của tự tại nhiều lắm.
Tóm lại, trong số chín kỉnh từ thì : Giáng Trần, Giáng-Thế và Giáng Sanh mang đầy đủ tính cách cao quí nhiều hơn.
Nhưng, cũng có người không mấy muốn dùng kỉnh từ giáng sanh, (giáng sinh) vì từ đó Gia-Tô-Giáo đã sử dụng gần như một quen thuộc.
Một điều cũng cần biết rõ, chư Phật trước khi Giáng Trần đều cùng ở trong nội viện cõi Trời Ðâu-Suất. Trời ở đây là các cõi Thiên-giới khác hẳn với loại trời của ngoại đạo. Phật dạy : Trời vẫn là chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi, khi hưởng hết thiên phước thì lại sa đọa. Do đó, các cõi trời đều phải tạo phước lành lớn. Phước lớn nhứt mà các vị Thiên Chủ ưa thích là được chăm sóc, giúp đỡ chư Phật lúc Giáng Trần, lúc Phật nói pháp v.v... như vị Thiên Chủ Ðế Thích đã đem tấm lụa Ðâu-la-miên để nâng ẵm thân Phật trong giờ sanh thần của Ðức Phật dưới gốc cây Vô-Ưu.
Ngày Giáng Trần của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni Thỉ Tổ Ðạo Phật :
Bình-Minh lúc bấy giờ, Ngày 15 (rằm) Tháng Tư AÂm-lịch Năm Ðinh-Dậu ( năm 624 trước Tây-Lịch. Nếu trước BC thì 623) <xem rõ phần dưới -Giáng-thế>
Bầu không gian trên mặt Ðịa-cầu trong xanh như ngọc thạch, không gợn một tí mây đen. Aùnh sáng bình-minh của Thái-Dương đang trồi lên từ phương-đông, ánh sáng của ngày hôm nay thật kỳ diệu, xòe dài đủ năm màu rực rỡ bao quanh mặt đất phủ ngập đến phương tây.
Thái-Tử Tất-Ðạt-Ða đã Giáng-Thế lên tấm lụa Ðâu-La-Miên trên bàn tay của Thiên-Ðế chúa tể cõi trời Ðao-Lợi.
*Ngày Giáng Thế theo đúng năm Sanh :
-Ngày sanh 15/4 /AÂm-Lịch / năm Ðinh-Dậu. TrTây L: 624 năm. -Hồng-Bàng kỷ năm 2.256 (tức VN Quốc-Lịch 2256).
Tàu : Vua Tương-Vương Nhà Châu năm thứ 28. Mục-Công phá Tấn làm Bá ở Tây-Nhung.
Hiện nay : Phật Giáng Trần 2.627 Năm . Quí Mùi . VL 4882. (Tây Lịch 2003.).
Ðiều quan trọng lớn cho tất cả những người đích thực hiểu biết : "Ðối với tất cả các Thánh Nhân, tùy mức độ siêu việt, mỗi khi ra đời đều sinh vào hai thời giờ :
1. Ðại thánh nhân -Từ Bình Minh đến Ngọ. (Phật, Tổ Ca-Diếp ....)
2. Khác phàm -Ðúng giờ Tý (qua 0 giờ). (Tổ Huệ-Năng, Các Tổ, Lão Ðam, Khổng..)
Ngoài ra, những vị sanh trong đêm, đen tối bao phũ, bão táp hãi hùng; người trong nhà không dám ra đường, thường nhân cũng là kẻ gây tổn hại cho xóm làng bè bạn ! Nếu có kỳ tích thì là ác ma, hoặc do sự phóng đại của kẻ đầu cơ trục lợi và sẽ gây nhiều tai vạ chết chóc đảo điên cho nhấn thế. (như Mác,Hồ,Mao..và các tà đạo đen điu khác !)
Gần đây, qua bốn thập niên Ðại-Hội PG thế giới, tại Columbo năm 1950 (Tích-Lan) đã quyết định ba sự kiện thật quan trọng : "Phật-Giáo toàn thế-giới phải thống nhất : -Cờ Phật-giáo. -Ngày Phật Giáng Trần. -Phật-Lịch." Phật Giáng trần - Phật Niết Bàn , đều lấy ngày “Trăng Tròn” = rằm.
Ðại biểu chấp thuận bằng lá phiếu (giơ tay) ! và phải là đa số. Một số Tăng-Già Bắc-Tông cũng đề cập đến việc ăn chay để tăng trưởng từ bi và diệt sát ngiệp. Nhưng, vì chư Tăng Nguyên-thỉ Nam-Tông (tiểu thừa) vì do tông chỉ khất-thực người thí chủ cho thứ gì thì không ăn thứ khác được.(Bất lập yên soán, nên không có thứ khác để ăn). Cho nên tùy duyên mà thọ thực.
Ðại hội nầy chấp nhận : Lá cờ 5 màu : Tượng cho Ngũ-Căn, Ngũ-lực. Và cũng gói trọn ý tứ "Ngũ châu nhân chủng. Ðồng thời cũng biểu trưng cái ly,ù Thánh nhân cũng từ trong cõi Ta-Bà, ngũ thú tạp cư mà ra.
Ngày Giáng Trần của Ðức Bổn-Sư thì Ðại Hội quyết định ngày Trăng tròn Rằm tháng tư âm-lich. ( Vesak Day ). Vùng Á-châu từ xa xưa đều mừng lễ vào Ngày mùng 8 tháng tư Âm-lịch.
Dù trong bước ngoặc thay đổi niên đại lịch-sử quả có lớn lao, và vì tính chất thống nhất, Giáo-Hội Tăng-Già VN và Châu Á, không thể theo hẳn mới, mà bỏ cũ, nên từ đó có Danh-Từ -MÙA PHẬT ÐẢN ( Khai Lễ từ 8/4 AÂm-lịch, cho đến hết ngày 15/4. Cũng gọi là Tuần Lễ Phật-Ðản). Ðiểm nầy càng tuân thủ vững mạnh, vì có liên quan đến sự cố tiêu diệt PGVN của chế-độ độc tài thời Diệm 1954-1963 trong kế hoạch nhộm đen đất nước Việt Nam.
Về Phật-Lịch : Thì Ðại-hội rất là sôi nổi, nhìn vào đại-biểu thì có cả 500 vị tỳ-khưu ! Nhưng Tỳ-khưu của Ðại-thừa Bắc Tông vỏn vẹn chỉ có 11 vị ! (Trong đó có Cố Hòa-Thượng Mật-Hiển và HT Tố-Liên. Ðại biểu cho VN ). Giã dụ mà 11 vị nầy cho phép mỗi vị được 5 phiếu. Thì cũng chỉ tới 55 phiếu. Tăng Nam Tông Vẫn giữ 445 phiếu thuận). Thực chất Á-châu có quyền đềà và quyết, nhưng kết quả quá thiểu số, chẳng khác gì đi dự thính để về tường trình lại mà thôi.
Tăng Bắc tông thì nói : Ðã gọi là lễ mừng Phật Giáng Trần (Ðản Sanh) thì Phật-Lịch phải lấy theo ngày sanh. Vì có Ðản-Sanh mới có Phật, Thành Ðạo, Niết-bàn đều do đó mà ra.
Nam Tông lại nói : Ðời Ðức Phật Niết-Bàn là trọng đại nhất. Chưa Niết bàn lấy gì có lịch và... 445 phiếu ! Chư Tăng Bắc Tông : Chỉ còn biết " Nam Mô A Di Ðà Phật". (VN 2. Ðai-Hàn 2. Nhựt 2. Trung-Hoa 5. +11 Ðại Biểu).
Và từ đó Phật-Lịch tính từ năm Phật Niết Bàn. “-P.Ðản 2574. PLịch : 2494. Năm Canh-Dần. Việt-Lịch : 4829.” ( Tây-L: 1950 ). Ðiều nầy, có ai không biết làm lễ Phật Ðản thì Ngày Giáng Sanh là quan trọng ! Nều lấy lịch Niết-Bàn để Mừng Phật-Ðản thì quả là ngớ ngẩn đáng trách, vì lịch sử sẽ mất đi { 80 } năm cổ kính. Do đó Phật-Giáo Bắc Tông vẫn giữ Ngày Giáng-Trần (Từ mùng 8 đến 15/4 . Rằm là chính ), những cũng ghi nhận Ngày, tháng năm Phật-Lịch Niết-Bàn vào các Thông-Bạch trong mùa Phật-Ðản. Coi như ngày tháng ấy viết trên đầu thư văn. Chứ không phải Thông-Ðiệp hay Thông Bạch Phật Ðản mà tuyên nói năm Niết-Bàn ! Càng tệ hại hơn là Thông Tư Phật Ðản rồi kèm năm Tây Lịch vào !?! Tại sao lại cố ý “bôi đen” ngày Ðản Sanh như vậy !?. Sự viết lách lười biếng đó, là một cẩu thả đến độ “mất gốc” !
Thí dụ : - Mừng Phật Ðản 2547 ! (Mừng kiểu nầy thật tội nghiệp cho Phật Giáo !)
- Mừng Phật Ðản 2003 ! (Mừng kiểu nầy áo vàng nên nhuộm đen là vừa !)
Theo Niết-Bàn : Ngày 15/2 Âm-Lịch/ năm Bính-Thìn. TrTây-Lịch : 545 năm. (nếu sau Niết Bàn 1 năm mới tính , thì 544 tr.LL) . -Hồng-Bàng kỷ năm 2.335 (tức VN Quốc-Lịch 2335)
Bấy giờ bên Tàu : Vua Linh-Vương Nhà Châu, năm thứ 27.
Lão-Tử (Lão-Ðam. Lý-Nhĩ) 27 tuổi (sinh 571 BC) Canh-Dần.
Khổng-Tử (Khâu-Trọng-Ni 06 tuổi (sinh 551 BC) Canh-Tuất.
Hiện nay : Phật-Lịch : 2.547. Quí Mùi . VNQL 4.882. (Tây-Lịch 2003)
-Ý nghĩa đoạn nầy, so sánh là : Lão-Tử sinh lúc Ðức Phật 54 tuổi.
-Ðức Phật Niết-Bàn. Lão-Tử 27 tuổi.
-Khổng-Tử sinh năm Canh-Tuất (TTL 551) Ðức Phật 74 tuổi.
-Ðức Phật Niết-Bàn. Khổng-Tử vừa đúng 06 tuổi.
Năm Tr.TL 534 Khổng-Tử 20 tuổi, đến học đạo với Lão-Tử . Sau Phật Nhập-Diệt 11 năm. ( Lý do tôi viết đoạn nầy, là vì nhiều người viết sử đã lẫn lộn hai chữ "Ðồng thời" trong niên đại Phật/ Lão/ và Khổng-Tử).
Tại Sao Ðức Phật Chọn Ấn-Ðộ Ðể Làm Nơi Thị Hiện Giáng Thế ?
Giải thích điều nầy căn cứ vào mấy nhân duyên như sau :
1. Cơ Duyên Hóa Ðộ .
2. Ðạo Lý Bình đẳng chuyển hóa Các Pháp Thế-Gian.
3. Sanh Già Bịnh Chết của chúng sanh.
4. Ðệ nhất nghĩa Tất-Ðàn .
1.Cơ Duyên Hóa Ðộ :
*-Thiện-Huệ Bồ-Tát, tại Nội-viện cung trời "Ðâu-Suất-Ðà-Thiên" vì thấy :
-Giáo lý của Ðức Cổ Phật Nhiên-Ðăng đã hết không còn tồn tại trên cõi đời Nhân loại chúng sanh, hiện đầy năm thứ ác trược (kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược và Mạng trược).
-Ấn-Ðộ là một địa phương đã và đang xảy ra các giai cấp tồi tệ nhất, ngược đãi bất bình đẳng nhất trên địa-cầu. Mức độ kỳ thị trong một nhân chủng giữa quí tộc và thường dân, họ đối xử nhau chẳng khác gì một viên ngọc và cục bùn thối.
Giai cấp ấy : 1/ Dòng Bà-La-Môn : (Brahmanes) Hàng giáo-sĩ, thống trị tinh thần, chủ tế, họ cho là họ sinh ra từ miệng Phạm-thiên, hàng sướng nhất...
2/ Dòng Sát-đế-lỵ : (Kastryas) sinh ra là vua chúa, quan quyền).
3/ Dòng Phệ-xà : (Vaisyas) sinh ra là thường dân, nông nghiệp, mua bán ....
4/ Dòng Thủ-đà-la : (Soudras) Hạ tiện, nô lệ, khổ sai cho 3 cấp trên , khổ sai suốt đời ...
5/ Dòng Ba-Ri-A: (Pariahs) Dân mọi rợ, ngoài lề xã-hội, xem như súc vật, dọn phân, làm việc ô uế, vô cùng tồi tệ.
Một, trong trăm ngàn thực thi Bình-Ðẳng của Phật, Ðức Phật đã nắm tay của một Ba-Ri-a đem về tắm rửa và cho mặc áo tỳ-khưu và độ vào hàng Tăng chúng. (Vua chúa rất bất bình cho đến khi vị nầy chứng quả A-La-Hán)
-Hoàng-Gia Tịnh-Phan-Vương và vô số những người trong dòng họ Kiều-Tát-La Thích-Ca, trải qua nhiều kiếp về quá-khứ đã quy kỉnh về Ðức Phật, tu, nghe pháp và tương quan trong sứ mệnh hộ trì Phật Pháp và được giải thoát trong kiếp cuối cùng.
2. Ðạo Lý Bình Ðẳng chuyển hóa các pháp thế gian :
*-Giáo-lý của Phật-Ðà không những đã đem lại cái nhìn và đời sống tương thân, tương kính, tương trợ cho bốn dòng họ giai cấp bấy giờ, mà còn đem cho Ấn-Ðộ nói riêng và chúng sanh nhân loại nói chung một Phật chất bình-đẳng :
"Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, và Ðức Phật nhấn mạnh : Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh" . Ðồng nghĩa là Mọi loài đều có khả năng thành Phật.
Một tiếng nổ sấm sét của Pháp-AÂm lớn đã làm bàng hoàng sững sốt cho 52 triết thuyết tôn-giáo : Nào là thượng đế chúa tể sanh muôn loài ! Nào nhất thần thống trị vạn vật ! Nào khổ hạnh cùng cực để về trời thiên đường ! Nào sát hại vô số sinh vật để dâng cúng thần linh rồi được ân huệ về cõi trời v.v và vv...
Pháp-AÂm-Lớn là : Tất cả các Pháp Thế-Gian và kể cả xuất thế gian đều do : NHÂN DUYÊN SINH. -Nhân Thiện -Y-Báo, Chánh báo Thiện.
-Nhân Aùc -Y-báo, Chánh Báo Aùc.
Và chính con người mới là trung-tâm điểm tùy hành động làm Nhơn, phó sản của hành động làm Duyên mà sinh hóa trong Sáu cõi : Trời, Người, A-Tố-Lạc, Ðịa-ngục, Ngạ-Quỉ và Súc-Sanh. Chứ không hề có một đấng hay thần linh nào có quyền ban ơn, thưởng phạt cho ai cả. Tin như thế là Chánh ! Ngược lại là Tà.
3. Sinh. Già. Bịnh. Chết của Hữu Tình Thế Gian :
Trong kinh Vô-Thường Ðức Bổn-Sư nói rõ : Ta xuất hiện vào cõi đời ác trược chính vì ba sự kiện : Già Bịnh Chết của chúng sanh. Vì muốn diệt những khổ đau thống thiết Sinh Già Bịnh Chết của hữu tình thế gian mà Phật-Ðà ra đời.
Về điểm nầy, những chúng sanh tri kiến còn nhiều hữu lậu đã ôm một khối hoài nghi : " Từ Phật Niết-Bàn đến nay đã qua 2543 năm, hơn hai rưỡi thiên niên kỷ rồi nhưng loài người và sinh vật chung nào đâu đã chấm dứt sinh tử luân hồi ??? Khổ đau cũng vẫn mãi triền miên !!! Vậy hoài nghi nầy có tội báo gì không ?
Hoài nghi là hoài nghi ! Không có tội báo gì hết ! Hoài-nghi cũng như một nghi tình.
Tuy nhiên, hoài nghi phải có một giờ phút chung cuộc giải tỏa mối hoài nghi đó. Một hoài nghi điên cuồng, do chấp thường, chấp đoạn tự cố ôm giữ cái mối hoài nghi mê muội cũng như một cái thùng bằng thủy tinh mà cố chứa phân nhơ vào đó, nhiều lẽ phải khuyên ta, nên súc bỏ đi để chứa món đồ giá trị vào thùng thủy tinh đáng giá, mà ta không nghe : thì cái thùng giá trị đó vẫn mãi mãi bị chứa phân nhơ. Sở-tri-chướng tà ngụy đó sẽ chôn ta trong muôn đời sanh tử.
Ðể sáng tỏ thêm, bạn nghĩ sao ? Khi Giáo-Lý Phật-Ðà trên 5 tỷ người ! Phật-giáo 1 tỷ. Gia-Tô-Giáo cả tỷ. Hồi-Giáo cũng cả tỷ, ngoài ra có vô số thứ giáo và có vô số thứ không giáo, tạp giáo. Những giáo thuốc độc, giết người...họ gây ra vô số tai họa cho nhân loại, cho vô số các sinh vật khác trên thế gian. Như bạn hiểu đã gây nhân ác thì bị quả ác. Vậy vô số ác nhân, tất phải có vô số ác quả ! Cố gây ác nhân như vậy bảo ngày nào mới chấm dứt sanh Lão Bịnh Tử ?
Còn nữa, Chiến tranh trên giòng ý-thức-hệ , giết nhau vì lời nói, vì chủ nghĩa, vì kinh-tế / thương mại/ thổ trạch, vạn thứ trên không, trên bộ, trên biển cả trong rừng sâu v.v... Họ đà tuân giữ, tu trì Giáo-lý Phật-Ðà hết chưa ? mà bạn còn phải hoài nghi ?! Con bìm-bịp, con mèo, con dơi, con muỗi v.v...chưa hóa kiếp làm người thì ánh sáng dù có sáng cũng không thích thú gì với xu hướng của nó. Tất cả các nghiệp-duyên và nghiệp-lực đó làm động-cơ để phát triển cho bánh xe luân-hồi cứ quay và kéo theo chuỗi sinh già bịnh chết bất tận, chứ không phải Giáo-Pháp Ðộ sanh của Phật không giải thoát đối với chúng sanh có tu trì phương pháp của Phật.
Thật vậïy, chúng sanh tự có Phật tánh, những chúng sanh mê muội phủ nhận, không lẽ Thế-gian Tam-Bảo kéo Phật-tánh họ ra mà tắm đượcc sao ? Chúng sanh đang đói, cơm giải-thoát đã có đây, các người hãy ăn đi, kết quả sẽ được no !
Nhưng chúng sanh nhìn cơm với hời hợt hoài nghi ! lại còn phỉ báng ! Thế gian Tam-Bảo đâu có thể mỗ bụng mà nhét cơm vào được. Non 4 tỷ người chưa về với chơn lý giải thoát, lại đang tiếp diễn gây khổ quả cho nhau. Chính bạn hãy bước vào lãnh vực thực thi và tuyên dương Phật Pháp. Lòng từ bi đó của bạn, của các bạn của bạn cùng hân hoan đồng tu Phật-pháp thì Sinh Già Bịnh Chết sẽ dần lui và thế-giới Ta-Bà sẽ biến thành Tịnh-Ðộ. Phật Giáo không có cái chuyện, anh không chịu ăn cơm thì làm phép lạ cho cơm tự chui vào bụng anh và anh muốn đói cũng không được.
4. Ðệ Nhất Nghĩa Tất Ðàn :
Với Phật, Chơn Tánh và Hữu-Vi cũng vẫn là "Không".
Từ đó, chúng ta hiểu rằng : Ðức Phật Giáng thế là "Thị Hiện" vào thế giới Ðịa-Cầu, một hành-tinh trong Ba Ngàn Tỷ hành tinh . Danh từ chung của 3000 tỷ thế giới gọi là TA BÀ THẾ GIỚI. Một phạm trù thế giới thuộc về Uế Ðộ.
Trong Ðại-Thừa Pháp-Hoa Kinh : Ðã nói lên mục-đích Giáng-Trần vô cùng tối yếu của Phật là vì :
*Khai hóa cho chúng sanh biết, chúng sanh có Tri-Kiến-Phật. (Khai).
*Bày tỏ cho chúng sanh thấy, chúng sanh có cùng Tri-Kiến như Phật.(Thị).
*Dạy pháp nhứt-thừa cho chúng sanh, Ngộ được Tri-Kiến-Phật.(Ngộ).
*Dẫn dắt chúng sanh Vào tận cùng trong Tri-Kiến Phật. (Nhập).
***Do nguyên nhân đó, nên :
Ngày 15.04. cách đây 2627 năm dưới cây Vô-Ưu trong Vườn Lam-Tỳ-Ni, Bồ-Tát Thiện-Huệ thị hiện trong Phàm thân, con Vua Tinh-Phạn và Hoàng-Hậu Ma-Da-Phu-Nhân. Khi Giáng-sanh Ngài đã đi bảy bước trên bảy đóa sen Hồng và Ngài tuyên bố, tiếng nói bản xứ của loài người : "Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Ðộc Tôn" (Từ trên cõi trời dưới đến thế gian chỉ có ta là bậc thế Tôn). Dĩ nhiên bấy giờ có thiên đế , chư thiên hộ vệ bên ngài.
Ðoạn lịch sử trên, ngàn năm sau còn có những chất vấn xâm phạm, tại sao Bậc xuấát thế lại tự tôn cái ngã to lớn của Ngài như thế ? Bởi tại vì chúng ta chưa am hiểu nghĩa Tất-Ðàn ?
Tất-Ðàn cũng là một, là Ðệ-Nhất-Nghĩa : Từ nơi vô lượng pháp-môn để đối trị vô-lượng phiền não, và rột cuộc chỉ có Ba Thừa. Từ ba thừa chỉ còn Một Thừa. Rốt ráo là Tánh Không. Nghĩa là tất cả Pháp tánh trên Pháp tướng đều không. Tánh đã không thì tướng làm sao tồn tại được. Cùng nghĩa nầy mà ở Lăng-Nghiêm thì Phật nói là Chơn-Như.
Lời nói khi Biểu thị cái tướng Tay chỉ thượng và Tay chỉ hạ đó là cốt lỏi của kinh Pháp Hoa sẽ nói vào năm 65 năm sau. Nếu câu nói nầy mà theo ý Việt : “ Trên 33 và 28 cõi trời, dưới khắp nhân gian trong Ta-Bà chỉ có “Ta” (Nói với con ) mới chính là Từ Phụ (Ðạo Sư) đưa chúng sanh ra khỏi sanh tử..”. Có lẽ sự hoài nghi không móng lên trong trí tưởng của phàm phu con người.
Thuật-ngữ đó, cũng như Người Cha Tôn quí của gia-đình, vòng quanh lâu năm, giờ về lo sửa sang giáo dục gia-đình, đến nỗi xa lạ với con cháu ! Ông cha phải nói to lên trước sự ngơ ngác của con cháu : " Ta là Cha thương quí của các con đây" những đứa khờ dại thầm thì : sao Cha mình cao ngạo quá thế nhỉ ! Phỏng có được không ?
Phạm trù Ta-Bà có tới 3000.000000000 (3 ngàn tỷ). Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Ðang hóa độ chúng sanh trên phạm trù này. Ðứng về mặt sinh diệt, ta nói có giáng thế, có Niết-bàn. Nhưng về mặt hóa-độ Ðức Phật không hề có Sanh, Diệt, Khứ, Lai gì cả, đó là chơn chánh tin Phật. Vậy lời nói của Cha với các con không hề mang ý cao ngạo. Như kẻ tà đạo Kính-hiển-Vi đã nhạo bán PG năm 1932. (Báo Viên Âm có giải thích. Rồi đến [Tập Tranh Luận] của Ðoàn Thanh niên PH Ðức Dục, lên diễn đàn với lý luận “tầm sét” Kính-hiển-Vi đành rút về với bóng tối màu đen cố hữu.
Sự Thị Hiện Về Thời Gian Trong Cuộc Ðời Hóa Ðộ Của Ðức Phật :
1.Giáng Thế: 15.04 AÂL. Năm Ðinh-Dậu. Việt-Lịch: 2256. (Tr.TL: 624 .)
2 Hiếu ân : 19 tuổi. Năm Aát-mẹo. VL: 2274 ( TTL: 606 .) (Vua cha bắt buộc Thái-Tử lập hoàng-phi mới đồng ý cho xuất gia)
3. Xuất-Gia : M 8/2 năm Aát-Sửu 29 tuổi. VL : 2284. (TTL:596. ).
4. Giác Ngộ : 8/12 năm Tân-Mùi 35 tuổi. VL 2290. (TTL: 590.)
5. Giáo Hóa : Từ 35 đến 80 tuổi (45năm Thuyết Pháp hóa độ vô số người Ngộ Ðạo)
6. Niết Bàn : 15/2 . 80 tuổi. Năm Bính-Thìn. VL : 2335. (TTL: 545. ) .(Lão-Tử 27 tuổi) (Khổng-Tử 6 tuổi).
Ðể cúng dường ngày lễ mừng Giáng Trần của Phật, con viết bài Giảng nầy trong phạm vi Giáng-Thế và không hề Có Kết Luận :
Vì, như trên con đã sám-hối về sự viết lách vụng dại, thì giờ đây con lại càng không thể kết luận được những Nghi Biểu, Tướng Mạo và Ðức Hạnh Vô-lượng, Vô-Biên của Phật, đủ Thập Hiệu Thế-Tôn. Con làm sao ca ngợi được 32 tướng tốt của Phật, 80 vẻ đẹp đều từ nơi vô lượng kiếp tu hành, lòng từ bi đó cả đời kiếp con đảnh lễ không đủ được. Ðức nhẫn nhục của Phật dù bị chặt đứt hết tay chân Phật vẫn mĩm cười ! Ðể cho kẻ thù địch chặt đầu không hề hối tiếc ! Ðem thân cứu đói cho cọp v.v... Oâi ! Muôn vàn đức hạnh vì chúng sanh, cho chúng sanh trong vô số kiếp xa xưa về trước và trên phạm trù Ta-Bà mãi mãi về sau. Con ngồi viết suốt đời cũng không kết luận được. Con chỉ biết khể thủ :
Nhứt Tâm Ðảnh Lễ, Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Ðản Sanh, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Thế Tôn.
(Bài Giảng Theo Thể Cảm Niệm Mừng Phật Thích Ca Giáng Trần 2623)
HT Thích Huyền Tôn