Một nhóm các nhà sư gần Băng Cốc đang dùng đức tin của Phật giáo để giúp đỡ

Một nhà sư đang vẽ những lời cầu nguyện trên khẩu trang cầu xin “chấm dứt khổ đau” gây ra bởi coronavirus chết người trên những khẩu trang được dệt từ nhựa tái chế tại một ngôi chùa ở Thái Lan.

Đây là quốc gia có số lượng các ca nhiễm nhiều nhất ở Đông Nam Á trong cuối tuần qa với 721 ca của đại dịch đã giết chết trên 15,000 người trên thế giới.

Chùa Chak Daeng nổi tiếng với chiến dịch do vị trụ trì có ý thức về môi trường sản xuất y áo từ 15 tấn chai nhựa chùa nhận mỗi tháng.

Các nhà sư Thái Lan mang khẩu trang tái chế từ nhựa với sợi vải để chuyển thành khẩu trang màu nghệ.

Tuy nhiên thầy trụ trì Pranom Dhammalangkaro tháng trước đã bắt đầu xoay vòng sản xuất khẩu trang để bảo vệ mọi người.

Một lớp lọc khí được may vào bên trong để ngăn nhiễm các giọt phun tiềm năng.

Rất nhiều Phật tử tin rằng tìm ra nguồn gốc của những rắc rối chính là con đường đưa đến giác ngộ.

Để thêm sự bình an cho tâm hồn, “thầy bùa” của chùa Wat Chak Daeng cũng viết lên khẩu trang những lời cầu nguyện khuyên rằng “biết vấn đề là tìm ra con đường chấm dứt khổ đau.” Tuy nhiên, thầy trụ trì thừa nhận những lời cầu nguyện không thể có hiệu quả với tất cả mọi người.

“Với những ai không tin vào những điều này, nó không thay đổi gì cả.”

Sau cơn khủng hoảng mua hàng vào cuối tuần qua, thầy cũng khuyên người dân Thái Lan hãy tuân thủ theo những lời dạy của Đức Phật và “có lương tâm” để vượt qua khủng hoảng.

Quốc gia láng giềng Miến Điện, dù không có ca nhiễm bệnh nào đến nay với sự hoài nghi ngày càng tăng nhưng các nhà sư cũng cố gắng cầu nguyện để bảo vệ đất nước họ.

Một số nhà sư còn lên bầu trời vào cuối tuần qua để “tưới nước cam lồ” từ các quả bóng bay khắp đất nước trên khung cảnh rực rỡ của ngôi chùa Bagan.

Ngọc Hằng dịch

Theo channelnewsasia.com



Có phản hồi đến “Các Nhà Sư Thái Lan Làm Khẩu Trang Chống Covid-19 Từ Nhựa Tái Chế”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com