VẤN: Con là một phật tử vừa biết đến Phật Giáo. Ngày tết đang về con cũng muốn đến chùa chúc nguyện thầy tổ đầu năm. Thú thật con rất xa lạ với nguyên tắc lễ giáo chốn thiền môn, không hiểu nhiều về giới luật hay lễ nghi thế nào để gặp quý thầy. Con cũng không biết chúc mừng như thế nào cho đúng vì con chỉ biết mấy lời chúc phát tài phát lộc như ở ngoài đời. Con sợ mình làm sai sẽ mang tội. Xin Sư thương tình chỉ dạy cho con những lễ nghi nguyên tắc đơn giản nhất khi con đến chùa vào ngày đầu năm, con nên làm gì trước, quỳ lạy ở đâu và dạy con những câu chúc nguyện đúng ý nghĩa nhất dành cho giới tăng ni ạ.

ĐÁP: Nghi lễ thiền môn thì không dễ dàng chút nào, nhất là đạo Thầy và Trò, đạo vợ chồng, đạo ông bà cha mẹ... các việc nầy các bạn không thể thiếu sót. Làm Phật tử khi đến với quý Thầy phải thật nghiêm túc, gieo năm vóc thành tâm kính lễ vị sứ giả đức Như Lai, để cầu học đạo giải thoát, cầu cho bình an, giữ vững hạnh lành, giữ vững nền đạo đức chánh chân.

Theo truyền thống Phật giáo xưa nay, người Phật tử đã quy y tam bảo rồi, các bạn có Thầy Bổn sư, có chư Tăng ni giáo hóa giới luật, chỉ giáo khuôn thước thiền môn, truyền đạt giáo lý cho thông suốt mà tu hành. Nên khi đến chùa, thì “tiên bái Trụ trì, hậu bái Thích Ca”, các bạn gặp chư Tăng ni, gặp Thầy hai bàn tay cung kính xá thật sâu, khi tiếp xúc với Thầy không nên đùa cợt, giỡn hớt làm mất đi sự quý kính trang nghiêm học đạo chốn thiền môn. Sau đó được chư Tăng ni hướng dẫn đến phòng khách dùng trà nước, rồi đến lễ Tổ, lễ Phật...

Khi nói chuyện với Thầy, hai tay chắp lại hình búp sen, đôi mắt ngó xuống sóng mũi, đôi chân khép lại hình chữ nhất, dù Thầy Trò có vui bao nhiêu, các bạn vẫn giữ một lòng tôn kính. Giới hạn khoản cách giữa Thầy với Phật tử dù nam hay nữ lúc nào cũng từ 02 mét trở lên, khi đến cúi đầu, lạy Thầy xong, khi lui cũng cúi đầu, chân bước lùi 03 bước rồi mới quây lưng đi ra khác.

Đạo Phật là đạo giải thoát, đạo giác ngộ thành Phật, hoặc ít nhất cũng đạt đến chỗ lánh dữ làm lành. Tuy nhiên, vào ngày đầu xuân, người Việt Nam vẫn thường truyền đạt cho nhau câu: “mùng 01 tết cha, mùng 02 tết mẹ, mùng 03 tết Thầy”.

Ngày mùng 03 các bạn đến chùa lạy Phật lại Thầy, xin lộc, xin độ cho ăn nên làm ra đây là tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc, trong đạo Phật xưa nay không có. Tuy nhiên nhà chùa không cấm đoán, nhưng không nên lạm dụng để chùa trở thành nơi cầu xin phước báo, không còn là nơi học đạo giải thoát của Phật tử .


HT Thích Giác Quang



Có 3 phản hồi đến “Phật Tử Đến Chùa Nên Thực Hành Những Nghi Lễ, Ứng Xử Như Thế Nào Cho Đúng?”

  1. Đức Nam đã nói

    Kính bạch thầy! Con là Phật tử mới bắt đầu tu tập nên chưa hiểu nhiều nên trong quá trình tu tập con còn nhiều điều chưa hiểu mong thầy hoan hỷ hoằng pháp cho con. Hàng ngày con đến đạo tràng để đọc kinh, tuy nhiên khi đệ tử của thầy (là người xuất gia thọ giới) chủ lễ thì con không thể nhiếp tâm được bởi khi con đang chú ý vào từng chữ trong kinh thì Sư cô này cứ đọc sai lời, bỏ chữ và ngưng mỏ để uống nước (mà việc này liên tục trong những buổi đọc tụng)... Thầy cho con hỏi: Khi con đang đọc kinh mà tâm con không nhiếp được vì nghe sư cô cứ đọc sai lời kinh như vậy con có mắc tội không?Con phải làm sao nhiếp tâm để đọc tụng được?Con có thể nói với sư cô này để sửa được không mặc dù con rất cố gắng để bỏ qua đoạn hay chữ bị mất đó trong lúc tụng Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật!

    • Dạ nếu không nhiếp tâm vì bị chi phối rồi bạn đọc trở lại không sao cả, không có mắc tội. Có chăng là tâm sân si nổi lên vì việc làm của người khác làm cho bạn bị phiền não mà thôi. Dạ bạn có thể góp ý riêng nói với sư cô nhưng nên nói lời từ ái với sự xây dựng tránh lặp lại như vậy làm mất sự tập trung khi tụng niệm của đại chúng thì không sao cả. Để nhiếp phục được tâm bình an thì bạn chú tâm vào việc đang làm, nếu bị tán loạn thì trở lại chỗ cũ và buông xả, quán theo hơi thở rồi tiếp tục làm việc là tốt hơn. A Di Đà Phật!

  2. Dạ xin chia sẻ vì bạn phải chứng kiến những chuyện không tốt như vậy ở chốn thiền môn. Tuy nhiên, người tu cũng là con người và không phải ai bước vào chùa đều trở hành Phật, thành thánh tăng ngay liền được. Và dù là người tu tai gia hay xuất gia nếu hành xử không đúng với giới luật, làm sai đều phải chịu quả báo cho hành động của mình gây ra. Chuyện bạn buồn như vậy cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, tốt nhất thì mình tự tu tự biết, mình phải tự tu chứ không ai tu cho mình được. Bạn biết phân biệt những điều không tốt như thế thì tự nhắc mình đừng nên vi phạm. Mình tự nhìn bản thân mình sửa lỗi lầm của mình hơn là nhìn vào người khác để thấy khổ sở. Lục Tổ Huệ Năng có dạy mình nên nhìn lỗi lầm của mình, không nên đánh giá nhìn lỗi lầm của người khác thì như thế mình sẽ rộng tâm, sống dễ dàng và tu tốt được. Bạn nếu không hợp với vị tăng ni nọ thì vẫn có thể thân cận với các bậc thiện tri thức hay các bậc tăng ni đạo hạnh nghiêm mật khác để học hỏi. Xin chúc bạn tinh tấn tu hành nhé. A Di Đà Phật!

  3. Đức Nam đã nói

    Kính thầy! Xin Thầy cho con hỏi, con biết quy y Tăng là một trong Tam tự quy y. Mà người xuất gia là Tăng không nên có bất kỳ sự nghi ngờ, chê bai nào, nếu có như vậy là phạm tội rất lớn! Tuy nhiên, nhiều lần con vào chùa (nơi con quy y) thấy có vị Sư nữ xuất gia rất nhiều lần coi thường Phật tử và đồng môn (con và các Phật tử đã nhiều lần chứng kiến Sư nữ này la mấy người làm trong chùa: "Bà này thiệt ngu không tránh chỗ mưa" hay "Con này nó không biết chữ, khùng khùng, điên điên đó"...) con nghe rất là buồn vì những người này là đồng môn với vị sư nữ đó và Sư nữ mà con nêu ra cũng là đệ tử của Sư phụ con nên con không dám thưa với Sư phụ. Vậy thầy cho con hỏi: - Con buồn như vậy có phải là con còn chấp không? Con phải làm gì để không phải phạm tội với người xuất gia khi nghe những lời như vậy? (Người xuất gia là tăng, là ni là một trong Tam bảo rồi!) - Con rất là khó chịu mỗi khi nghe và thấy như vậy. Xin thầy cho con một lời khuyên. Nam Mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật!

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com