VẤN: Con chỉ là một Phật tử vừa mới biết đến cửa đạo và thú thật con cũng không biết những điều mình đang thực hành hay tin tưởng là đúng không? Nhìn trên mạng và xung quanh thấy có quá nhiều pháp môn, nhiều tôn giáo cũng bảo là Phật giáo, có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng con thấy đủ thứ khác biệt làm con càng thắc mắc hơn. Con muốn hỏi đạo Cao Đài, Đạo Phật giáo Hòa Hảo, các đền thờ Mẫu, Đạo Dừa có phải cũng là đạo Phật không? Nếu không thì sự khác nhau là ở đâu? Cách thờ cúng ở những đạo này có giống hay khác với đạo Phật?

ĐÁP:

Vị trí Việt Nam chúng ta thuộc bán đảo Hoa Ấn, nơi tập trung nhiều mối đạo, nhiều môn phái, có hằng trăm tổ chức tín ngưỡng, màu sắc tôn giáo, có đạo tập hợp thành nhiều tổ chức như Đạo Phật Việt Nam, trước ngày hòa bình có đến 45 giáo hội, giáo phái lớn nhỏ, đạo Cao Đài có trên 20 Giáo hội v.v…

Sư sẽ dẫn giải một số nguồn gốc tôn giáo đặc biệt nội sanh tại Việt Nam theo lời của các bạn hỏi

Đạo Cao Đài: là đạo nội sanh được khai sanh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao Đài, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 5 triệu tín đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.

Trong những năm 1921 đến 1924, Cụ Ngô Minh Chiêu đã thông qua cơ bút để hình thành nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài theo đường lối dung hợp Tam giáo Nho, Lão, Phật.

Về giáo điển: Một số kinh cúng như ba bài dâng tam bửu (hoa, rượu trắng, trà).

Với những nền tảng đạo đầu tiên, ông bắt đầu khai đạo cho nhóm bạn hữu Vương Quang Kỳ (tùng sự Soái phủ Nam Kỳ, ngạch Tri phủ), Nguyễn Văn Hoài (ngạch thông phán), Võ Văn Sang (ngạch thông phán), Đoàn Văn Bản (đốc học Đa Kao). Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ tử nữa cùng tu luyện với Ngô Văn Chiêu, nhưng những hoạt động giai đoạn nầy còn trong phạm vi một nhóm tu đơn tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.

Phật giáo Hòa Hảo: hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước, tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Đạo thờ Mẫu: Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tât cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến

Trong truyện kể dân gian về bà chúa Liễu Hạnh lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện u linh, ngoài ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được các sách sau này tập hợp và ghi chép lại.

Ngoài các ghi chép-sáng tác như trên, cũng có một nguồn tư liệu khác được dân gian sáng tác từ các huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí là các truyện, thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị thần, nhất là các Thánh Mẫu. Ngoài ra còn nhiều tình tiết khác về khung cảnh, dung nhan, tướng mạo của các vị thần được những người sáng tác vô danh diễn tả, tô vẻ thêm để bảo trì sự tín ngưỡng.

Đạo Dừa: Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Hòa đồng Tôn giáo hay còn được dân gian quen gọi là Đạo Dừa; là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, ở Bến Tre, Việt Nam.

Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Cuộc sống tu hành đơn sơ, đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản.

Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách nào đó, nên bị bắt giam, sau được thả ra...

Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật'', và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...

Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm... và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.

Kinh nghiệm sanh và sống tại Việt Nam các bạn không nên thắc mắc nhiều, khi nghiên cứu đến tôn giáo, tôn giáo là chỗ dựa tinh thần của con người, khi sống thì cầu an, tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, thoát mọi chướng duyên khi gặp nạn. Đến lúc qua đời thì cũng cầu cho an, siêu sanh về nơi thế giới tịnh hóa, thánh thiện, cao siêu, giải thoát.

Tuy nhiên, cứu cánh của mỗi đạo, không đạo nào giống đạo nào: Đạo Phật thì mọi người con Phật cầu về với Phật. Đạo Cao Đài thì nguyện sanh về Tiên cảnh, cảnh Trời cao tột. Đạo Phật giáo Hòa Hảo thì tu cách xử thế, cầu về Tây phương Cực lạc theo lời chỉ dạy của Thầy Huỳnh Phú Sổ. Đạo thờ Mẫu thì cầu an cư lạc nghiệp, về với cõi khoái lạc của Mẫu mẹ. Đạo Dừa thì thờ Phật và Chúa Jésus, cứu cánh của đạo nầy là cầu cho siêu phóng tâm hồn, bá gia bá tánh an cư lạc nghiệp.

Cứu cánh của các đạo thì không cao không thấp, nhưng người lập đạo tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sanh mà lập đạo. Đứng về gốc độ chúng sanh thì có cao thấp, nhưng đứng về gốc độ các bậc sáng lập đạo thì vô biên.

Sự tận thiện của hoa lan, không phải là của hoa hường gai, sự tận thiện của hoa hướng không phải là của osaka, sự tận thiện của osaka không phải là của mimosa…mỗi loài hoa vẽ đẹp tận thiện riêng của từng loài hoa cống hiến cho mọi người từng cái đẹp hiện hữu… đấy cũng chính là sự nhận định đối với các đạo giáo (Đạo đức kinh)

Chúc các bạn tinh tiến.

HT Thích Giác Quang



Có 5 phản hồi đến “Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Mẫu, Đạo Dừa Có Phải Là Đạo Phật Không? Đạo Nào Là Tốt Nhất?”

  1. Công Luận đã nói

    Đạo nào cũng hướng mình tốt.. Từ bỏ tham, sân, si tập buông bỏ. Đừng vì mình là đạo này rồi nói đạo này tốt nhất. Mỗi đạo điều có cái riêng.. Hiểu đc đạo của mình.. Đừng tham, sân, si.. Khi bạn nói đạo mình tốt là lúc bạn đã nỗi lên sự ghen tị. Sân trong bạn rồi đó. Tôi chưa theo đạo. Nhưng đạo nào tôi cũng tôn trọng. Tôi lên đây tìm kiếm để hiểu rõ hơn thôi. Chúc các bạn được an lạc.

  2. Lê Long Thể đã nói

    Theo tôi nghĩ: Đạo để dìu dắt con người đi đến điều tốt, muốn cho mọi người điều yêu thương nhau. Ngoài ra Đạo cũng là chỗ dựa tinh thần, cho chúng ta tình thương, niềm tin, để con người tự hối khi có lỗi, trút đi phiền lụy để có được cuộc sống an nhàn về tinh thần. Còn về mặt vô vi, Đạo muốn ta thoát khỏi luân hồi, về với Đấng Trọn Lành. Tất cả các Đạo khuyên chúng ta thương yêu, đừng phân biệt lẫn nhau về sắc tộc,giàu sang hay nghèo khó,...Vậy đâu có lí do gì chúng ta lại phân biệt các Đạo với nhau, làm như vậy chẳng khác nào đấu đá nhau,như thế có phải đi ngược với giáo lí không? Việc theo Đạo nào còn tùy ở cơ duyên và đức tin của mình vào Đấng Trọn Lành nào. Và tôi thấy tất cả các Đạo đều tốt, còn việc không tốt có xảy ra là nơi con người chứ không phải Đạo.

  3. vannhatan đã nói

    Chi co phat giao la chan ly .do la con duong de con nguoi diet kho

  4. kỳ Lưu đã nói

    Tôi không biết nói gì hơn mà chỉ mong các bạn ( tâm theo đạo chứ đừng miệng lưởi theo đạo. sắp khão thì về đạo rồi, ai thăng tiến đến đâu rỏ ràng đến đó. Kỳ Lưu

  5. tran van danh đã nói

    Theo mình: Không có Đạo nào là tuyệt đối tốt! Vì thế ta không nên theo tôn giáo này mà chê tôn giáo kia. Để đến đích thì có rất nhiều con đường. Chân lý chỉ có một nhưng con đường để đến chân lý thì có rất nhiều. Tùy theo căn duyên mà ta sẽ chọn cho mình con đường phù hợp.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com