Hoa sen vô cùng quan trọng trong cả Phật giáo và Ấn Độ Giáo và đó là một phần không thể thiếu trong các đồ trang trí. Hoa sen được sử dụng trong rất nhiều nghi lễ từ lúc một đứa bé sinh ra cho đến lúc thành hôn.

Vì hoa sen được vươn lên trong bùn lầy, môi trường dạy cho chúng ta bài học đầu tiên. Hoa sen lớn lên và nở hoa vượt lên bóng tối để đạt được sự giác ngộ. Sự thanh khiết là bài học thứ hai có nghĩa là hấp thu một tinh thần được sinh ra trong sự tăm tối. Cuối cùng là sự trung hành nghĩa là phải trung thành với sự phát triển vượt lên từ sự xấu bẩn.

Trong Phật giáo, hoa sen giữ một vị trí rất đặc biệt. Đó là một trong tám biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo. Một hoa sen búp biểu thị thời gian khi Đức Phật chưa xuất hiện để hướng dẫn các đệ tử. Trong khi đó, một hoa sen toàn nở biểu trưng khi một tín đồ của Đức Phật gặp được vị thầy bổn sư của mình. Khi mỗi hoa sen nở ra, mối cánh hoa biểu trưng cho một giai đoạn đạt được sự giác ngộ và sự tự nhận biết.

Hoa sen cũng biểu tượng cho ý nghĩa của cuộc sống. Bùn nhơ nơi hoa sen phát triển biểu tượng cho sự khổ đau. Như chúng ta đều biết, con người được sinh ra với sự khổ đau và phát triển trong sự đau khổ. Điều này có nghĩa rằng sự khổ đau là một phần của cuộc sống. Nó cho chúng ta kinh nghiệm để sử dụng trong việc đạt được nhiều kinh nghiệm hơn để sinh sống trong cuộc đời.

Hơn thế nữa, bản thân của hoa sen có nghĩa là "tái sinh" hay "luân hồi" trong Phật giáo. Sự định nghĩa của việc tái sinh không chỉ việc sinh ra một đứa trẻ mà còn có nghĩa là bình minh sau một ngày tối tăm, sự thay đổi ý tưởng hoặc đi theo Đức Phật.

Trong Ấn Độ Giáo, hoa sen tượng trưng cho sự sinh sản, phồn thịnh và vẻ đẹp. Nó cũng tượng trưng cho sự thần thánh, tinh khiết và vĩnh cửu. Theo Bhagvad Gita, hoa sen tượng trưng cho một người làm việc không dính mắc, người đứng lên sau thất bại và khổ đau và người tránh xa mọi tội lỗi.

Hoa sen bắt nguồn từ rốn của thần Vishnu với thần Phạm Thiên ngồi trên nó. Thần Lakshmi được tìm thấy đang ngồi và đứng trên hoa sen trong khi tay cầm một hoa sen nhỏ khác trên tay. Một hoa sen được cho biết là thức tỉnh và nở rộ vào tia sáng đầu tiên.

Hoa sen cũng tượng trưng cho trạng thái của sự tự ý thức. Trong Ấn Độ Giáo, mỗi cánh hoa biểu trưng cho tiềm năng trong tâm linh của mỗi người và mô tả mỗi cánh hoa như là những mức độ đạt được sự tự ý thức. Hoa sen được xem là biểu trưng cho sự sâu sắc trong trái tim và tồn tại sâu bên trong hoa sen là "Atman" (linh hồn) mà con người tìm kiếm trong cuộc sống của họ để đạt được "Moksha" (giải thoát)

Hoa sen cũng giữ một vị trí quan trọng trong Yoga. Padmasana, hoa sen như tư thế, được thực hành bởi những ai muốn đạt được mức độ tự ý thức cao nhất và được tìm thấy trong luân xa hoa sen ở tại đỉnh đầu.

Ngọc Hằng dịch

Theo Newsgram.com



Có 1 phản hồi đến “Ý Nghĩa Thiêng Liêng Của Hoa Sen Trong Phật Giáo Và Ấn Độ Giáo”

  1. Nguyenphuonganh đã nói

    Dịch dc sang tiếng Anh ko ?

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com